...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Vẻ nguyên sơ của miền Bắc 100 năm trước

Khoảng 100 năm trước, miền Bắc bắc, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn... dù còn hết sức hoang sơ nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy tương lai đây là những trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của cả nước.
Hà Nội rất đỗi bình yên. Dấu hiệu về thành quách và những công trình lớn như Văn Miếu Quốc Tử Giám cho thấy nơi đây khá rõ nét là một trong những trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của nền phong kiến Việt Nam. Cũng những năm cuối thế kỷ 19 ấy, cuộc sống của người dân còn thật thuần phác đơn sơ tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước...

Rời Hà Nội đến với thị xã Phủ Lý (Hà Nam), Hải Phòng, Quảng Ninh... những năm đầu thế kỷ 20. Những công trình như đường sắt, hệ thống đường bộ... bắt đầu mọc lên cho thấy những bước chuyển giao mạnh mẽ của miền Bắc ở giai đoạn này. Và từ đó đến nay, bắt đầu từ những dấu hiệu ấy, miền Bắc trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Cùng Đất Việt chiêm ngưỡng những bức ảnh miền Bắc 100 - 200 năm trước:


Diện mạo của thành Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám cách đây gần 2 thế ký quá đỗi bình yên nhưng cũng đầy trang nghiêm, cổ kính. Nó nhắc nhớ người ta về một thời kỳ phong kiến từng phát triển rực rỡ ở Việt Nam với những giá trị vô giá về kiến trúc cũng như văn hóa...
 Cảnh tát cá ở một góc Hồ Tây hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 cho thấy cuộc sống người dân Tràng An khi đó còn rất thuần nông và quan hệ mật thiết với thiên nhiên.
 Cùng giống như những chiếc hồ khác của đất Tràng An, hồ Quốc Tử Giám khi đó cũng rất rộng, nhiều tôm cá... là nơi lý tưởng để người dân mưu sinh.
Cầu Giấy là một trong những cây cầu tiêu biểu của Thủ đô. Cầu có từ cả trăm năm trước với khắc hoạc trong sử sách như sau: "Cầu Giấy dài ba trượng, trên cầu có nhà lợp ngói ở huyện Từ Liêm. Gọi tên là Giấy vì cầu nằm tại làng Thượng Yên Quyết, vốn là làng có nghề làm giấy cổ truyền từ thế kỷ 13, trước cả vùng giấy Bưởi. Ngõ vào làng xưa có tên gọi "Chỉ Tác", có nghĩa là "làm giấy".
Đây là khung cảnh thành phố Hải Phòng những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Với cảnh thuyền bến, nơi đây cho thấy vốn đã đã khá sầm uất từ xưa. 
Con đường này được người Pháp xây dựng để nối từ trung tâm thành phố đến Đồ Sơn vào năm 1891. Cũng chính nhờ con đường này đã khiến diện mạo Đồ Sơn thay đổi và phát triển. Năm 1909, Đồ Sơn được nâng cấp thành đô thị và 2 năm sau, nó được chia thành 3 khu nghỉ mát. Cho đến nay, việc phân chia 3 khu vẫn còn tồn tại một cách không chính thức.
Một tài liệu ghi rằngvào năm 1941, Đồ Sơn đã có 150 biệt thự, 3 khách sạn và nhiều nhà hàng ăn không đủ để phục vụ du khách...
Phát triển không kém gì Hải Phòng, Quảng Ninh ngày nay trở thành một trong những tỉnh có nền kinh tế hàng đầu của miền Bắc. Tỉnh này cũng ngày càng nổi tiếng và được thế giới biết đến nhiều hơn nhờ "kỳ quan đá dựng" Vịnh Hạ Long.

Những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh Hạ Long không chỉ khiến nó được công nhận là Di sản thế giới mà còn được công nhận là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới.
 Nằm cách Hà Nội không xa, thị xã Phủ Lý ngày nay nằm trên quốc lộ 1A, có đường sắt Bắc- Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ, nằm giữa các đô thị lớn  của khu vực đồng bằng sông Hồng... nên rất thuận lợi cho việc trong giao lưu, trao đổi với các đô thị lớn trong vùng.

 Đầu thế kỷ, vị trí của nó với nền giao thông Việt Nam đã được khẳng định với việc xây dựng nhà ga ở nơi này.
Diện mạo Thành Sơn Tây so với nó bây giờ cũng không có gì đổi khác nhiều. Thành được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ duy nhất được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.
 Thành Sơn Tây đã được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.
Và một ngôi làng ở Lạng Sơn, vùng biên...
(datviet.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét