...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Chẳng có thời gian để... buồn

Với những người theo dõi sát nghị trường, hẳn không ai không biết tới "ông nghị" Nguyễn Minh Thuyết (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn các khóa 11, 12), bởi ông có những câu chất vấn không ngại động chạm, nói thẳng, nói thật, nói trúng tâm nguyện người dân.
 
Bây giờ, ông xa chốn "quan trường" đã được chừng nửa năm. Tôi đem băn khoăn không biết cuộc sống của một ông nghị về hưu sẽ như thế nào đến gõ cửa nhà ông.

Nhận sổ hưu rồi nhưng chưa chịu nghỉ


Những tưởng lùi khỏi chốn nghị trường, "ông nghị" Thuyết sẽ nhàn hơn, tôi bốc máy hẹn. Thế nhưng, tôi đã phải thất vọng vì ông đang đi công tác Cao Bằng. Về Hà Nội, gặp được ông rồi nhưng cuộc nói chuyện giữa chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi những cú điện thoại của bạn bè, của nhà xuất bản, của báo giới... Ông thanh minh: "Nhận sổ hưu rồi nhưng chưa chịu nghỉ, vi phạm luật lao động đấy".


"Tôi về nghỉ từ tháng 10/2011. Nếu có một sự so sánh giữa lúc đang làm việc với lúc về hưu thì chỉ khác mỗi việc là sáng sáng, tầm 7h, tôi không phải xách cặp đi làm", ông bảo.

Tôi về nghỉ từ tháng 10/2011. Nếu có một sự so sánh giữa lúc đang làm việc với lúc về hưu thì chỉ khác mỗi việc là sáng sáng, tầm 7h, tôi không phải xách cặp đi làm”, ông bảo.
Tôi tỏ vẻ hồ nghi, bởi một người luôn nặng lòng vì nước, vì dân với những câu chất vấn “thỏa lòng người” như ông về nghỉ chẳng lẽ lại không thấy chênh chao. Ông cười mủm mỉm: “Tôi vẫn quan tâm đấy chứ. Hằng ngày, tôi dậy từ 5h sáng, lướt mạng xem tin tức, rồi đi tập. Tôi vẫn dành gần 8 tiếng ban ngày và 3 tiếng buổi tối ngồi vào bàn làm việc. Nếu không ở nhà thì tôi đi thực tế, đi báo cáo với các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phương hoặc hoàn chỉnh dự thảo luật cùng anh em Quốc hội, tham gia hội nghị, hội thảo với các bộ, ngành và Liên hiệp Các hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam. Quả thực, chưa có thời gian để buồn”.
Gặp được GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Khóa 11, 12, nhưng cuộc nói chuyện giữa chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi những cú điện thoại của bạn bè, của nhà xuất bản, của báo giới...
Gặp được GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhưng cuộc nói chuyện giữa chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi những cú điện thoại của bạn bè, của nhà xuất bản, của báo giới...

 "Ông này ngày xưa  làm khổ tôi lắm!"

Rất tự nhiên, câu chuyện giữa chúng tôi lại quay về với những ngày ông còn tham gia Quốc hội.


Ông thừa nhận: "Bảo những người bị tôi chất vấn đều hài lòng thì không hẳn. Chắc chắn một số vị sẽ có chút gợn nào đó trong quan hệ với tôi".


Như sực nhớ ra, ông kể lại một kỷ niệm: "Gần đây, tôi đi TPHCM dự hội nghị, vô tình gặp trong thang máy một vị bộ trưởng mà tôi đã từng chất vấn ở khoá 11. Sau khi hỏi han vài câu xã giao, chị ấy chỉ vào tôi và nói với những người đi cùng: "Ông này ngày xưa làm khổ tôi lắm đây". Tất cả cùng cười".


Một trong những lý do để ông Thuyết luôn nói thẳng, nói thật, không ngại chất vấn là "không có quan hệ thân sơ với ai trong bộ máy chính quyền cả. Thế nên, nếu mình có đánh giá cao người ta hay chất vấn này nọ thì cũng hết sức khách quan, công tâm theo nhận xét của mình. Có thể đúng hoặc sai nhưng về cơ bản thì không bị chi phối bởi điều gì".


Ông nói tiếp: "Tôi chưa bao giờ đến nhà hay trò chuyện lâu với sếp nào cấp cao bên hành lang Quốc hội. Bởi tôi sợ mình thân với ông A rồi đi phản biện ông B thì người ta dễ nghĩ có ông A đứng sau lắm. Thế nên, cứ đường hoàng mà làm, để không phải áy náy khi nói ra", ông bảo.


Được Chủ tịch Quốc hội... chất vấn


Hỏi ông về kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia Quốc hội, ông Thuyết thoáng chút suy tư bởi "có quá nhiều kỷ niệm, nhà báo hỏi bất ngờ quá nên chưa kịp nhớ ra".


Lục tìm trong trí nhớ, ông "à" lên một tiếng rồi hóm hỉnh mở đầu: "Tôi hay chất vấn mọi người, nhưng cũng có lần bị chất vấn giữa hội trường. Ấy là lần tôi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an ở khoá 11. Có hai lần tôi đứng lên chất vấn.
 
Giờ nghỉ giải lao, cánh phóng viên xúm vào hỏi sao không truy vấn tiếp. Tôi bảo: "Sau mình, còn nhiều đại biểu đang chờ đến lượt. Mình đứng lên 2 lần như thế là nhiều rồi. Với lại, cũng như đi chấm luận án tiến sĩ, hỏi đủ để chấm điểm rồi thì thôi chứ!".

Sáng hôm sau, báo ra với tít "Là nhà giáo, tôi chỉ hỏi đủ để chấm điểm". Đó cũng là ngày họp cuối cùng của phiên chất vấn. Tôi thấy báo giật tít hay thật, còn không nghĩ gì nhiều.

Không ngờ cuối buổi chiều, còn đang truyền hình trực tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An giơ tờ báo lên và hỏi tại sao tôi lại đặt vấn đề “chấm điểm Bộ trưởng” ở đây. Lúc đó, tôi hơi bị bất ngờ song xác nhận đúng là tôi có trả lời báo chí như thế. Bởi tôi quan niệm ngoài mục tiêu xây dựng, thúc đẩy công việc thì chất vấn còn là để nhân dân đánh giá năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của các vị được Quốc hội giao trọng trách.
Ngay tối hôm ấy, tôi nhận được điện thoại của phóng viên viết bài đó, nói rằng hôm nay tòa soạn của bạn ấy phải nín thở nghe tôi giải trình. Bạn ấy bảo: “Anh mà phủ nhận là em chết với toà soạn đấy”, ông kể.

Giá như dành nhiều thời gian cho bố mẹ hơn


"Có bao giờ ông thấy hối tiếc vì điều gì?", tôi đặt câu hỏi. Ông cười hiền: "Tôi may mắn vì mọi chuyện trong nhà đã có vợ quán xuyến, anh em họ hàng hai bên đều thông cảm, sẻ chia. Các con cũng tự lập hoàn toàn. Thế nhưng, nếu có phép màu, tôi chỉ mong mình trẻ ra được 20 tuổi. Tôi sẽ làm được nhiều hơn và sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình, cho bố mẹ".


Thoáng chút trầm tư trên gương mặt ông, ông tiếp chuyện, giọng xúc động: "Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa 12 họp đúng lúc bố vợ tôi nằm viện. Ngày 28/10/2010 thì cụ mất. Tôi chỉ vào thăm được chứ không có thời gian chăm sóc cụ. Bởi đến ngày 1/11, tôi vẫn đi họp và chất vấn về vụ Vinashin.
 
Cũng thời gian này, mẹ đẻ tôi nhập viện. Ngày ngày tôi đi họp, rồi rẽ vào thăm; Tuần 2 tối ngủ luôn trong viện trông cụ. Cuối tháng 11 họp xong thì đến ngày 17/12/2010 mẹ tôi ra đi. Nghĩ lại thấy tiếc lắm. Giá như mình có thể dành nhiều thời gian cho bố mẹ hơn nữa".

Với ông, điều đáng hài lòng nhất trong cuộc sống là "chưa bao giờ bỏ phí thời gian, làm gì cũng tận tụy, đến nơi đến chốn. Thế là tôi thấy mình thanh thản", ông cười bảo.
 
"Tôi không nghĩ là tôi làm khổ nhiều người vì đã chất vấn họ. Chất vấn cũng là vì muốn giúp họ thôi. Giả sử có làm khổ một vài người mà thỏa lòng hàng triệu người thì cũng là một lựa chọn hợp tình hợp lý. Vả lại, nói cho công bằng, các vị ấy khổ một thì tôi còn khổ gấp hai, vì để chất vấn được về những vấn đề xa với chuyên môn của mình, tôi phải đọc rất nhiều tài liệu để có thông tin và hiểu bản chất vấn đề. Đáng ra thời gian đó tôi có thể viết sách, đi chơi chứ!".
Thanh Thủy
(kienthuc.net)
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét