...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Sông Nước

truyện ngắn của Nguyễn Thanh Hiện


Cựu sự như xuyên trường thệ hải
(Chuyện xưa như nước trôi về biển)
               Ngô Thế Lân

Sáng hôm đó tôi với nàng còn đang phân vân có nên đi đầu nguồn con sông đó hay không thì chợt thấy có con thuyền đang ngược về phía thượng nguồn. Nhánh phụ lưu đó phát nguyên tận vùng rừng núi phía tây nam, mãi gần tới quê nàng mới đổ vào con sông chính chảy qua quê nàng. Làm như biết trước mọi sự, người chèo thuyền chèo thẳng vào chỗ bờ sông chúng tôi đang đứng, hỏi có đi thượng nguồn thì hãy xuống thuyền mà đi. Ngay từ phút đó tôi đã thấy có gì hơi khác thường ở người chèo thuyền.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Sách Cháy

truyện ngắn của Lê Hoài Lương

Man with flames from his head


1.Đúng ngày… tháng… năm 33 sau công nguyên, trên Thập gía, Giê-xu Ki-tô nói câu cuối cùng trước khi trút hơi thở cuối cùng để ba ngày sau sống lại về trời sau cuộc hoá thân thành người phàm trần để cứu rỗi con người, câu đó là: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Chính vì câu cuối cùng này của Ngài mà tôi mới đặt tên cho câu chuyện của tôi như thế, câu chuyện từ một cuốn sách bị cháy.

Thư Ngỏ
Gửi Nhà Thơ Văn Trọng Hùng



Đọc nhiều lần bài “ Gửi Lưu Bang” của anh.Tôi hiểu theo cách của mình . Nguồn khởi sinh, trạng thái khác nhau…!Không thể không gửi tới anh những suy tư của tôi .Đây, những lời  chân thành của một bạn đọc tới nhà thơ …
Người  ta gọi ông Hán Cao tổ
Ta gọi ông: Lưu Bang!
Khi Bành Việt đứt đầu
Anh Bố xương tan
Hàn Tín không biết mình vì sao bị giết ….
Thì chiếc mặt nạ nghĩa nhân kia đã rách
Ngọn cờ “an dân ”chỉ là bức bình phong!
Vậy mà sự nghiệp của ông cũng tồn tại mấy trăm năm
Để ông thành Cao Tổ!
Sự thật nhìn ra không dễ
Nhưng ta cũng thấy điều này:
Kẻ ngụy quân tử
Cũng được gọi anh hùng
Khi
Phần thắng về tay!
Quan điểm rõ ràng: Rất ghét những thứ “ngụy”, nhất là “Ngụy quân tử ”. Hai câu mở đầu, thi sĩ đã gọi ngay tục danh: Lưu Bang và xưng ta. Phải chăng thông điệp của nhà thơ: “Ta xem thường nhân cách ông và tất cả những kẻ ngụy quân tử ?..!” Xem thường với vẻ cao ngạo xuyên suốt bài thơ .

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Nhớ Quang Vĩnh Khương

Thơ Phạm Văn Phương 


Pablo Picasso, Portrait Imaginair 19-3-69 I


                    
           Chiều muộn,biết em không còn
          Sao cứ thấy em trước mặt?
          Thấy em đi qua thời gian
          Từ thủa mắt môi trong vắt

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Trùng Hợp Kỳ Lạ
Động Đất Tứ Xuyên -Nhật

Cư dân Trung Quốc đã không khỏi sửng sốt khi phát hiện ra “sự trùng hợp ngẫu nhiên” giữa trận động đất tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008 và trận động đất lịch sử mới xảy ra tại Nhật Bản
Mấy ngày gần đây, cư dân mạng Trung Quốc đã không ngừng bàn tán về công thức “2011+3+11=2008+5+12” (đem tổng ngày tháng năm của trận động đất Tứ Xuyên (Trung Quốc) so sánh với ngày tháng năm của trận động đất vừa xảy ra tại Nhật Bản và được kết quả là 2025).

Nhật Bản :
Một Cụ Bà Được Lính Cứu Hộ Giải cứu



Một cụ bà được lính cứu hộ giải cứu. Ảnh: AFP.

nguồn:tin nhanh viet nam

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Nguyễn Trãi Trước Giờ Tru Di

thơ của Trần Mạnh Hảo


PABLO PICASSO


Trên đường pháp trường con dâu ta trở dạ
Tiếng cháu thét chào đời như tiếng nghìn chim lợn báo tang
Đội ơn vua ban tã lót
Để cháu khỏi bị chém trần truồng trên thớt!

Thơ Vui Của Nguyễn Bảo Sinh

Nguyễn Bảo Sinh


Kiss on the hill

Vợ là Thánh chỉ Vua ban
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai
Quỷ thần chứng dám hai vai
Vợ là Thiên tạo đúng sai miễn bàn

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Tháng Chạp Có Ngày Ba Mốt

Truyện ngắn của Lê Hoài Lương


Biết là vô vọng, tôi không thể không chờ. Đêm ba mươi không thể là đêm cuối của tháng chạp. Tôi sẵn sàng tin rằng tháng chạp có thêm một ngày đêm nữa. Một ngày đêm để rồi cuối cùng nàng sẽ tới, nàng của đời tôi đã từng yêu, dù là thiên thần hay ác quỷ. Tôi đã hằng tin. Niềm tin là cuộc sống của tôi.
Người khác sẽ nhận xét về nhan sắc nàng theo cách của họ. Nhưng với tôi, nàng là người phụ nữ đẹp nhất trần gian. Bởi vì, như cách nói ví von của ai đó, trong khô khát mùa hạ tôi, nàng là cơn mưa rào, cơn mưa rào kịp lúc mát trong, cơn mưa rào ám ảnh, định mệnh. Đó là lúc tôi kiệt sức vì đói lả, nằm chờ chết bên bờ sông, con sông lớn nhất tôi từng biết đã không còn một giọt nước. Vì đâu con sông này lúc ấy hết nước tôi không biết, nó dốc sạch ra biển rồi chăng? Nhưng biển ở đâu? Sau này tôi không gặp lại con sông ấy nữa. Con sông đã chết vĩnh viễn. Nhưng biển thì còn. Nàng đã chỉ cho tôi thấy nhưng không cho tôi chạm tay vào. Chắc là nếu tôi làm vậy biển sẽ vỡ vụn chăng?

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Không Đề

thơ của Chu Mạnh Trinh








Kiếp hoa rụng
Chọn gì nơi đất sạch!

Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc -Bí Mật Sự Sáng Tạo Và Cái Chết

Nguyễn Nhã Thiên

Nguyễn Nho Sa Mạc tên thật là Nguyễn Nho Bửu, còn có bút hiệu: Nguyễn Thị Liên Phượng. Sinh năm 1944 tại La Qua, Điện Bàn, Quảng Nam. Mất vào 23 tháng Chạp năm 1964 tại bệnh viện Đà Nẵng. Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc từ những năm 1960 đã đăng trên các tạp chí: Bách Khoa, Văn học, Mai, Văn... (Sài Gòn). Gần nửa thế kỷ đã qua, kể từ ngày thi sĩ qua đời, năm 2007 vừa qua, tập thơ "Vàng lạnh" của Nguyễn Nho Sa Mạc mới được sưu tầm, tập hợp và xuất bản.
Sẽ khó mà luận lý ra cái tố chất thường được gọi là bẩm sinh của mỗi thi sĩ, dường như đấy cũng là lý do vô tận, luôn là một thực tại thách thức vượt qua mọi khả nghiệm. Sức sáng tạo kỳ lạ ở mỗi thi sĩ hàm chứa những tố chất bí mật cũng chính là sức sống của mỗi cuộc đời thơ, mà nếu như trống vắng hoặc mất đi cái năng lực nhiệm mầu đó, cũng tức là thi sĩ sẽ không còn tồn tại, cho dù trí tuệ có vùng vẫy gắng sức tạo dựng nên những đền đài kiểu sức mang đủ các tên gọi mới mẻ. Một cuộc đời thơ có thể là dằng dặc suốt một hành trình với đồ sộ những tác phẩm, nhưng cũng có thể là khoảnh khắc, là tia chớp, là ánh sao bay xẹt ngang qua bầu trời rồi vụt tắt. Ở trường hợp sau, ví như một Phạm Hầu, một Nguyễn Nhược Pháp chẳng hạn. Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh đã tạc nên một hình ảnh Phạm Hầu thi sĩ tưởng không ai khéo bằng: "Ở giữa đời, Phạm Hầu là một cái bóng, chân đi không để dấu trên đường". Nhưng tôi muốn nói về một thi sĩ khác, thuộc thế hệ sau xa cái con người mong manh "Chân đi không để dấu trên đường" kia. Vâng, người ấy là Nguyễn Nho Sa Mạc.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc

Trống Không

Tôi ôm tôi nằm ngủ
Giữa buổi chiều trống không
Tóc dài hoang rừng rú
Điệu thở buồn không trung.

Thiên Văn





nguồn :bách khoa toàn thư mở

Đường Xa Vạn Dặm

 truyện ngắn của Lê Hoài Lương

Đôi giày chỉ là đôi giày khi nó được sử dụng, được mang vào chân đi trên đường hay đứng một chỗ chụp hình cũng được. Nó kia, trong tủ kính, bên cạnh bộ lễ phục. Nó được sử dụng hai lần. Lần ông được cấp phát cùng bộ lễ phục hôm chính thức nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Và lần đi trên đường cái quan thời bình trong đội hình danh dự Rước đuốc truyền thống cùng những lãnh đạo cấp tỉnh, những chiến sĩ thi đua, những điển hình tiên tiến các cơ quan ban ngành, tóm lại là những gương mặt sáng trưng của xã hội, những gương mặt thường nghiêm trang quan trọng khi xuất hiện trước bàn dân thiên hạ. Lần đầu để chụp hình thì không sao. Lần hai ông suýt bị cưa chân. Cái chân làm nên kỳ tích trong chiến tranh đưa ông có mặt vào danh sách anh hùng của đất nước anh hùng một thời hào hùng.

Tiễn Hoa Tàn

thơ của Trần Mạnh Hảo


Cành đào sau Tết người ta vất
Còn sót vài bông nở tận lòng
Thương tình lũ bướm theo xe rác
Đưa tiễn hoa tàn cũng bướm ong


nguồn :thế giới mới

Chiếc Lá

Thơ của  Lệ Thu




Ta sinh ra vốn là chiếc lá
Xanh hết mình cho tất cả tháng năm xanh
Lúc tàn úa ( ta biết rằng không thể khác )
Dòng nhựa cạn khô
Và ta sẽ lìa cành

Chiếc lá một ngày kia rơi xuống đất
Bao nắng mưa ủ mục dưới chân người
Ta thanh thản lẫn vào cùng vạn vật
Dâng chút mỡ màu cho sự sống sinh sôi

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Bảo Vệ Gia Đình Khỏi Đổ Vỡ

Thích Nhất Hạnh - Diệu Liên Việt dịch

Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp.

BÌNH CHIÊM KÝ

 

tạp văn của Nguyễn Thanh Hiện


Làm xong bài tự thuật, trong đó có câu trông suốt bầu trời chỉ thấy mây bay phơi phới, vua sai vực mình ra ngồi dựa ghế ngọc, truyền ngôi cho thái tử, rồi chết.(1) Ông vua ấy ở ngôi ba mươi tám năm, lấy hiệu Quang Thuận mười năm (1460-1469), lấy hiệu Hồng Đức hăm tám năm (1470-1496), và lúc chết cũng cao sáng như lúc sống. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư gòm mười chín cuốn, thì đã dành đến hai cuốn để chép cho ông vua ấy : “…sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thật là bậc vua anh hùng, tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được”.

Chợ Quê Chiều Cuối Năm

thơ Thanh Thảo      
trời rao bán mây mù se sắt
rao bán những tiếng kêu thảng thốt
lặng im trên từng ấy mẹt hàng
những quả quất đỏ trôn
những nụ đào nghẹn tức
hoa nở kịp chỉ có cúc và
cúc

RobinBeck-HeleneFischer-First time

http://www.youtube.com/watch?v=0t3Z1FixaQk&feature=player_detailpageHe

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Lục Tự Đại Minh Chú

Om Mani Padme Hum - Án Ma Ni Bát Di Hồng
Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng Hồng Như Việt dịch

Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà.

GS Trần Đức Thảo :Một hiện tượng hiếm lạ .Một tài năng triết học nổi tiếng thế giới

 
Giáo sư Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917 tại xã Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Phụ thân ông là một viên chức nhỏ. Thời trẻ, Trần Đức Thảo theo học Trường Albert Sarraut, đỗ "tú tài Tây" về triết loại loại xuất sắc, vào học Trường đại học Luật tại Hà Nội một thời gian, rồi sang Pháp ôn luyện để thi vào École normale supérieure d'Ulm (Đại học Sư phạm phố Ulm). Đây là một trong mấy grandes écoles (trường lớn) của nước Pháp, nơi từng đào tạo nên nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học lừng danh.

Nhà Lý dời Đô bằng bằng đường nào ?

Ngày Tân Hợi tháng 10 năm Kỉ Dậu vua Lê Ngọa Triều qua đời trong tẩm điện ở kinh đô Hoa Lư.
Ngày Quý Sửu quần thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.

Tháng 2 năm sau (Canh Tuất) nhà vua về thăm châu Cổ Pháp. Chuyến đi này nhà vua còn có chủ ý tìm đất đặt đô. Vùng đất phía Bắc Sông Hồng thời ấy đã từng có các cố đô Cổ Loa, Luy Lâu, Long Biên. Thành Cổ Loa vẫn còn dấu vết. Thành Luy Lâu mới bỏ từ cuối thời Đường nên còn vững dễ khôi phục. Nhưng nhà vua đã chọn thành Đại La do Cao Vương khởi xây thời Đường để dễ bề phòng thủ khi nước lớn phương Bắc sang xâm chiếm.