...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Delia Gonza le z

Delia R. Gonzalez. Untitled. 300


nguồn :Moma.org

ƯỚC NGUYỆN

Gửi Mẹ và Chị /cõi Âm /Bến Lú  ,bên kia sông Giac




nhà thơ Hoàng Cầm .nguồn:BKTT mở

(Bản viết tay và có chữ ký của nhà thơ )
Bốn tám dáng Thơ đi tám nhịp
Tuần du chưa vợi khối ân tình
Ưoc sao sáng Mẹ bừng công chúa
Chớp mắt nghiêng buồn ...

Luciano Pavarotti

Sông Tương :chuyện tình Trương Chi

tạp văn của Lưu Xuân Thanh

Cứ mỗi độ Xuân về , người Kinh Bắc lại vào các Hội dân gian . Một điều không thể thiếu, hát Quan họ. Người Quan họ có lẽ ai cũng biết hát chuyện tình Trương Chi , lời ca bình dân ,dễ nhớ :Ngày xưa có anh Trương Chi /Người thì thậm xấu .hát thì thậm hay /Mỵ Nương sống ở lầu Tây….!Một kết cục bi thảm chính là sự ngăn cách đẳng cấp ! Gã lái đò, đánh cá, chỉ có tiếng hát mê hồn . Làm sao với tới con gái thừa tướng . Trương Chi sầu thảm tột cùng , đã chết tại nơi mình sinh sống !Hóa thân thành cây bạch đàn trôi trên sông Tiêu Tương.Thừa tướng sai quân lính vướt về cưa ra nhỏ. Nhưng đến ruột cây , cưa bị mẻ , như gặp vật gì cứng hơn sắt . Moi ra lấy được viên thạch ngọc hình trái tim màu đỏ long lanh như máu ."Khối tình đem xuống tuyền đài chưa tan".Thừa tướng sai .làm thành những chiếc ly uống nước...Mỵ Nương rót nước vào nâng ly lên , hình bóng Trương Chi hiện trong ly . Nàng khóc , nước mắt nhỏ xuống ly . Ly tan thành nước,khối tình chảy theo tay nàng ướt khắp cả thân!

Minnute waltz

BiệtLy

thơ Lưu Xuân Thanh


Có một phù sao tiễn người yêu
Bên sông cách biệt đứng nhìn theo
Con thuyền độc mộc trôi biền biệt
Để lại mình cô với nắng chiều

1966

Tiếng Lào :phù sao là cô gái

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Chopin Nocturne op posthum

Hiện tượng quả trứng đứng :Cân bằng phiếm định


Tiếp tục bàn luận xung quanh chuyện dựng trứng, các nhà khoa học khẳng định có thể  làm được quả trứng đứng nếu trọng tâm của quả trứng rơi vào điểm tiếp xúc. 

GS.TSKH Nguyễn Văn Trị (Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội): Quả trứng đứng cũng như người đi thăng bằng trên dây

Quả trứng đứng được rất khó nhưng cũng không có gì lạ. Chẳng hạn, đối với những người làm xiếc, họ có thể đi thăng bằng, đứng thăng bằng trên một cái dây căng cách mặt đất khoảng vài mét đến vài chục mét.
Về nguyên lý, quả trứng đứng cũng như người đi thăng bằng trên dây, tuy nhiên, quả trứng đứng sẽ khó hơn người đứng trên dây vì diện tích tiếp xúc của quả trứng ít hơn chân người tiếp xúc với dây.

Thiên Văn Phương Đông: Những tài liệu vô giá


Năm 2004, Bảo tàng Anh quốc công bố tấm bản đồ sao cổ hoàn chỉnh nhất thế giới, tìm thấy ở Đôn Hoàng, Trung Quốc năm 1907, được làm vào đời Đường, khoảng năm 600(1). Tấm bản đồ là một cuộn giấy rộng 25cm, dài 2,1m vẽ và chú thích tên chi tiết bằng tiếng Hán 1345 ngôi sao, phân thành 257 chòm. Cho đến tận thời Phục Hưng ở châu Âu, trước khi có kính thiên văn, chưa bao giờ có một bản đồ sao chính xác và chi tiết đến thế. Trong đó có nhiều ngôi sao gần như không thể thấy được bằng mắt thường.

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Thiền Quán cho "Cuộc đời tích cực"



Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay.  Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi – Đức Thánh Thiện đang gặp gở ngoại giao đoàn.
Những giây phút sau đấy (dường như hàng thế kỷ), chúng tôi được hướng dẫn đến một khu vực bên trong, nơi lưu trú tạm thời của Yeshe Norbu - Ngọc Ước -  của Tây Tạng.  Chúng tôi chờ đợi ngài lẫn lộn với lòng úy ái và tôn kính bởi sự sắp xếp của những người phụ trách nghiêm nghị của ngài.  Không có điều gì chuẩn bị cho chúng tôi đối với việc ông thầy tu năng động, y áo màu nâu đỏ bước vào, chào đón lớn tiếng và bắt tay một cách nồng ấm tất cả mọi người.  Chúng tôi cuối cùng đã mặt đối mặt với Đấng Hiện Diện – Kundun của Tây Tạng.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Chỗ Còn Lại Của Năm Tháng

thơ Lưu Xuân Thanh


Ngoài sách, lịch, ảnh nude của Thái Phiên còn được in lên đá đen.

( nguồn:ảnh thái phiên ,khắc trên đá đen ,VNexpress)


Chỉ còn lại bên thềm giếng
Một hòn đá rêu phong
1988

Trương Chi

.......
Đêm xưa có một gã khờ
Uống trăng rồi khóc trong thơ đời mình
Uống trăng rồi khóc cuộc tình
Uống tình rồi khóc một mình đươi trăng !

Quang Vĩnh  Khương

nguồn:Bình Định điện tử

Đường Xưa

thơ Lưu Xuân Thanh

Vincent van Gogh. Park with a Couple and a Blue Fir Tree.

Tóc xanh ly tán
Đầu bạc bên nhau
Đường xưa dìu bước
Hoa bướm theo sau




Chùa Linh Sơn năm 2000

Vô Thường

Bernd Ribbeck. Untitled. (2007)


Hoa nở
Lá rơi
Sông đời chảy
Đẩy sinh linh
Xuôi ngược bến trần gian
Như que diêm
Sau vinh quang
Lụi tàn

thơ Lưu Xuân Thanh
chùa Hàm Long 1986

Tết Về

Tết về xót nỗi tha hương
Hồn nương ly rượu tìm đường quê


Võ Sa Hà
nguồn :thơ Bắc Ninh

Đêm Ấy Ở Côn Sơn : Cảm Nghĩ Của Tôi

tạp văn của Lưu Xuân Thanh

Nét rất riêng của nhà thơ Văn Trọng Hùng là thường : nói với vong linh tiền nhân …Những hồn Ma .Không phải ma thường mà " Vua ma ,đại trí, đại dũng ma" Trong loại bài này: “ Đêm ấy ở Côn Sơn ”. Khiến tôi xúc động! Rất buồn!….Bình thơ là việc của nhà văn, nhà thơ ,nhà giáo. Tôi chỉ là gã nông phu nhà quê,thích Dịch, Thư. Song không thể không ghi lại cảm nghĩ của tôi về kiếp số nhân sinh của các nhân vật trong bài thơ…

Ruộng Đa Mi




tạp văn của Nguyễn Thanh Hiện

Cát bụi. Đó là biểu tượng của cõi trần gian vô thường. Đôi khi gió lại được thêm vào cát bụi để thành ra gió bụi (phong trần). Hoặc thêm vào màu hồng để thành ra bụi hồng (hồng trần). Có thêm gió, hay thêm màu, chẳng qua là để cho chất bụi (trần), biểu tượng của trần gian, khắc họa thêm tính vô thường. Chẳng hạn, ở trong truyện Kiều, Nguyễn Du nói : Phong trần mài một lưỡi gươm. Hay: Một xe trong cõi hồng trần như bay. Bụi hồng lẻo đẻo đi về chiêm bao… 

Khải Hoàn

thơ Lưu Xuân Thanh

Tuổi xanh làm chiến sỹ
Muôn nẻo vẫn quê ta
Xông pha nơi chiến địa
Thắng trận khải hoàn ca
Lúc ấy nghĩ đến nhà
Ngày về không có hoa
Mẹ lưng còng rơi lệ
Tóc con màu sương pha

Hái Bên Đường

 

Phạm Văn Phương
Buồn vui
Góp nhặt bên đường
Lá hoa một nhúm
Vô thường
Trên tay


Văn Minh Lạc Việt

 



I - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.

Nền văn minh Hoa Hạ đã được minh chứng không phải là cội nguồn Lý học Đông phương. Sự mơ hồ, mâu thuẫn trong nội dung và tình trạng bất hợp lý trong hình thành lịch sử từ những văn bản trong cổ thư chữ Hán, đã chứng tỏ điều này. Vậy thì phải có một nền văn minh, một xã hội là chủ nhân của nền văn minh này. Vì nó không thể từ trên trời rơi xuống.

Đó là nền văn minh nào? Tìm trong những nền văn minh cổ gần gũi với văn minh Hoa Hạ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử như: Cao Ly, Nhật Bản, Ấn độ, Tây Tạng không thể thấy được những dấu ấn khả dĩ mở bức màn huyền bí của Lý học Đông phương. Chỉ có một nền văn minh, tuy được nhắc đến một cách mơ hồ trong quá khứ, nhưng rất gần gũi và ngay sát biên giới với nền văn minh Hoa Hạ cổ. Đó chính là văn minh Văn Lang của người Việt cổ, bên bờ nam sông Dương tử - mà người Hoa Hạ sau này gọi là nước Ba và họ cho rằng đã biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC (Thời điểm sụp đổ của nền văn minh này theo chính sử Việt). Một giả thuyết ban đầu được đặt ra cho cội nguồn lịch sử đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về nên văn minh Bạch Việt xưa - trải gần 5000 năm văn hiến ở Nam Dương tử.