...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Phát minh vĩ đại của nhà khoa học là diễn viên Hollywood

  Hedy Lamarr (9/11/1913-19/1/2000), không chỉ là một ngôi sao Hollywood, một trong những người phụ nữ đẹp nhất thế giới mà cô còn là một nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực công nghệ viễn thông hiện đại.

Tài năng sớm tỏa sáng


Lamarr là người con gái duy nhất trong một gia đình gốc Do Thái về sau cải đạo theo Công giáo, sinh ra tại Vienna, Áo. Mẹ là nghệ sĩ dương cầm, còn cha là một giám đốc ngân hàng. Nhưng sau đó cha cô đã mất trong một vụ thảm sát.


Cô theo học múa ba lê và piano từ năm 10 tuổi. Chằng bao lâu cô gái tuổi teen Hedy Lamarr đã đóng vai chính trong các bộ phim của Đức Quốc xã cùng với các diễn viên nổi tiếng Heinz Rühmann và Hans Moser.

Nhà khoa học đẹp
Nhà khoa học đồng thời là diẽn viên Hollywood


Sau bộ phim tai tiếng Gustav Machatý Ecstasy, một bộ phim Tiệp Khắc ở Prague, mà Hedy Lamarr đóng vai một người vợ trẻ yêu chồng già cuồng nhiệt với các cảnh quay chạy khỏa thân trong rừng, cô dường như càng được biết đến nhiều hơn.

Sau khi sang Mỹ, cô đã ký hợp đồng và trở thành một ngôi sao Hollywood có tầm cỡ trong thời đại hoàng kim của hãng điện ảnh MGM và tham gia vai diễn trong nhiều bộ phim cực kỳ ăn khách.

Cuộc đời lắm truân chuyên


Hedy Lamarr kết hôn khá sớm vào năm 1933, lúc cô mới 19 tuổi, với Friedrich Mandl, một trùm sản xuất vũ khí có trụ sở tại Vienna. Chồng cô thường làm ăn với các nhà độc tài phát xít Đức Quốc xã và Ý như Adolf Hitler và Benito Mussolini. Mandl có tính ghen điên cuồng, thường không muốn cho vợ đi đâu ra ngoài, thậm chí còn ngăn cản sự nghiệp diễn viên của Hedy Lamarr. Cô buộc phải thường đi bên cạnh chồng làm món quà ‘xã giao’ trong những phi vụ làm ăn của Mandl.


Nhân một bữa tiệc, Hedy Lamarr đã cải trang và chốn thoát sang Paris, rồi London và cuối cùng là sang Mỹ vào năm 1938. Qua nhiều năm theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, cô cảm thấy mệt mỏi, cô quết định thôi không làm người của công chúng và định cư tại Miami Beach, Florida vào năm 1981.


Sau khi ly hôn người chồng ‘trùm vũ khí’, Hedy Lamarr đã kết hôn tới 5 lần nữa, có được 3 người con. Những năm về sau, Lamarr đã dính vào những vụ scandal và bị bắt mấy lần do tội ăn trộm đồ. Cô qua đời vào năm 2000.


Nhưng...là một thiên tài khoa học


Trong những lần đi cùng với Friedrich Mandl, qua những lần nghe trao đổi về buôn bán vũ khí, Hedy Lamarr đã đặc biệt quan tâm tới ngư lôi, nhất là việc điều khiển ngư lôi. Hedy Lamarr đã trao đổi ý tưởng của mình với một người bạn là nhà soạn nhạc George Antheil, đồng thời là hàng xóm của Hedy.


Sau khi George Antheil phát hiện ra cách chơi nhiều đàn Piano cùng một lúc, Hedy Lamarr đã cùng với ông vận dụng kỹ thuật chơi đàn sang điều khiển ngư lôi. Thay vì thay đổi phím đàn, giờ đây cùng lúc thay đổi tần số vô tuyến của hệ thống điều khiển, như vậy quân địch không thể phong tỏa, và cùng một lúc có thể điều khiển nhiều ngư lôi từ xa.
Quyến rũ
Vẻ quyến rũ làm say lòng người
Hedy Lamarr và Antheil bắt đầu tìm cách cụ thể hóa ý tưởng của mình và nộp bằng sáng chế về ý tưởng của mình. Sáng chế đã được Hải quân Mỹ sử dụng cho đến năm 1962, khi dùng các tàu quân phong tỏa Cuba.

Đặc biệt, sáng chế Hedy Lamarr và Antheil dựa trên sự thay đổi tần số để điều khiển ngư lôi còn làm tiền đề để phát triển thông tin liên lạc và công nghệ viễn thông được sử dụng cho điện thoại di động, GPS, Wi-Fi ngày nay.


Dương Văn
(tổng hợp)
(bee.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét