Hải Hiền
Trong những câu chuyện kể về Nancy Wake, không một tác giả hay đạo diễn nào lại quên nhắc tới sự thông minh, dũng cảm và vẻ đẹp rực lửa của người phụ nữ từng được mệnh danh là: Nữ điệp viên được nhiều người đàn ông "thèm muốn" nhất thế giới
Ngày 7/8/2011, đất nước Australia đã cùng phải ngả mũ từ biệt người phụ nữ tài năng, một điệp viên từng được tặng thưởng nhiều huân chương nhất thế giới trong thế chiến thứ hai- Nancy Wake. Câu chuyện về cuộc đời của nữ điệp viên huyền thoại này đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều cuốn tiểu thuyết hay những bộ phim được ra đời.
Bản tính thích xê dịch
Nancy Grace Augusta Wake sinh ngày 30/8/1912 ở Wellington, New Zealand, trong gia đình có 6 người con. Khi bà mới được 2 tuổi, gia đình đã chuyển tới sống ở Sydney, Australia và định cư tại phía Bắc Sydney. Không giống như những cô bé cùng tuổi khác, ngay từ nhỏ, Nancy Grace đã luôn phải làm bố mẹ đau đầu vì những trò nghịch ngợm không giống ai. Đã có lúc, mẹ của Nancy đã phải thốt lên rằng: Đây không phải là con gái.
Bản tính thích xê dịch
Nancy Grace Augusta Wake sinh ngày 30/8/1912 ở Wellington, New Zealand, trong gia đình có 6 người con. Khi bà mới được 2 tuổi, gia đình đã chuyển tới sống ở Sydney, Australia và định cư tại phía Bắc Sydney. Không giống như những cô bé cùng tuổi khác, ngay từ nhỏ, Nancy Grace đã luôn phải làm bố mẹ đau đầu vì những trò nghịch ngợm không giống ai. Đã có lúc, mẹ của Nancy đã phải thốt lên rằng: Đây không phải là con gái.
Nữ điệp viên huyền thoại Nancy Grace |
Là người có sở thích hướng ngoại, nên khi 16 tuổi, mặc dù đã trở thành một cô gái xinh đẹp nhưng Nancy không bao giờ để ý những chàng trai luôn vây quanh mình. Trong khi bạn bè cùng trang lứa đã rục rịch gây dựng gia đình, nhưng cô gái trẻ Nancy khi đó vẫn muốn theo đuổi công việc học tập, tuy nhiên cha mẹ cô đã ngăn cấm. Không thuyết phục được bố mẹ, cô gái trẻ Nancy khi đó đã làm một cuộc nổi loạn khi cầm 200 USD được thừa kế của một người dì vừa qua đời rồi bỏ nhà ra đi. Với số tiền ít ỏi đó, cô gái mới 16 tuổi đã có một hành trình chu du vòng quanh thế giới, xa tới tận New York, Mỹ, trước khi dừng chân ở London, Anh.
Trên cuộc hành trình vòng quanh thế giới của mình, đã rất nhiều lần Nancy Grace chứng kiến sự tàn ác của quân đội Đức quốc xã với người Do Thái. “ Một lần khi đi qua thủ đô Vienna, Áo, tôi đã tận mắt chứng kiến vài người lính của Đức quốc xã thi nhau đánh đập một người Do Thái bị treo trên một cây cột lớn đặt giữa đường. Chúng đã đánh người một cách tàn bạo nhất có thể. Sau đó người đàn ông Do Thái đáng thương còn bị kéo lê trên những con đường đầy sỏi đá. Máu của người đàn ông này đã nhuộm kín cả một góc đường phố. Lúc đó, tôi đã nghĩ, Đức quốc xã là ai mà có thể đối xử với đồng loại của mình một cách vô nhân đạo như vậy”- bà Nancy nhớ lại.
Sau khi tận mắt chứng kiến tội ác của quân Đức quốc xã, khi chu du qua thành phố New York, Nancy Grace đã đi học y tá và hành nghề tại thành phố này một thời gian. Tuy nhiên, là con người thích xê dịch nên chỉ 2 năm sau, bà đã một mình đến London của Anh và quyết định theo học nghề báo.
Những năm 1930, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, Nancy đã đến làm việc ở Paris, cho tờ Hearst, với tư cách phóng viên phụ trách mảng châu Âu. Tại thời điểm này, bà đã chứng kiến sự vươn lên của trùm phát xít Adolf Hitler, Đảng Quốc xã và thấy được khuynh hướng bạo lực mà lực lượng này nhằm vào người Do Thái, người Di-gan, da màu và người biểu tình.
Người khiến mật vụ Đức quốc xã phát điên
Trong thời gian làm phóng viên của tờ Hearst tại Paris, nữ phóng viên Nancy Grace đã từng có cơ hội gặp gỡ và phỏng vấn trùm phát xít Adolf Hitler. Sau cuộc gặp gỡ định mệnh này, ghê tởm trước tư tưởng bệnh hoạn là tận diệt người Do Thái, Nancy Grace đã tuyên bố rằng cô sẽ chiến đấu chống lại sự ngược đãi của trùm phát xít đối với người Do Thái.
Trên cuộc hành trình vòng quanh thế giới của mình, đã rất nhiều lần Nancy Grace chứng kiến sự tàn ác của quân đội Đức quốc xã với người Do Thái. “ Một lần khi đi qua thủ đô Vienna, Áo, tôi đã tận mắt chứng kiến vài người lính của Đức quốc xã thi nhau đánh đập một người Do Thái bị treo trên một cây cột lớn đặt giữa đường. Chúng đã đánh người một cách tàn bạo nhất có thể. Sau đó người đàn ông Do Thái đáng thương còn bị kéo lê trên những con đường đầy sỏi đá. Máu của người đàn ông này đã nhuộm kín cả một góc đường phố. Lúc đó, tôi đã nghĩ, Đức quốc xã là ai mà có thể đối xử với đồng loại của mình một cách vô nhân đạo như vậy”- bà Nancy nhớ lại.
Sau khi tận mắt chứng kiến tội ác của quân Đức quốc xã, khi chu du qua thành phố New York, Nancy Grace đã đi học y tá và hành nghề tại thành phố này một thời gian. Tuy nhiên, là con người thích xê dịch nên chỉ 2 năm sau, bà đã một mình đến London của Anh và quyết định theo học nghề báo.
Những năm 1930, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, Nancy đã đến làm việc ở Paris, cho tờ Hearst, với tư cách phóng viên phụ trách mảng châu Âu. Tại thời điểm này, bà đã chứng kiến sự vươn lên của trùm phát xít Adolf Hitler, Đảng Quốc xã và thấy được khuynh hướng bạo lực mà lực lượng này nhằm vào người Do Thái, người Di-gan, da màu và người biểu tình.
Người khiến mật vụ Đức quốc xã phát điên
Trong thời gian làm phóng viên của tờ Hearst tại Paris, nữ phóng viên Nancy Grace đã từng có cơ hội gặp gỡ và phỏng vấn trùm phát xít Adolf Hitler. Sau cuộc gặp gỡ định mệnh này, ghê tởm trước tư tưởng bệnh hoạn là tận diệt người Do Thái, Nancy Grace đã tuyên bố rằng cô sẽ chiến đấu chống lại sự ngược đãi của trùm phát xít đối với người Do Thái.
Một sắc đẹp nổi trội hơn người |
Trước khi từ bỏ nghề báo và đi theo con đường cách mạng bản thân lựa chọn, năm 1937, Nancy Grace đã gặp gỡ và kết hôn với nhà tư bản công nghiệp người Pháp Henri Edmond Fiocca, một người nổi tiếng giàu có tại vùng Marseille. Với lớp vỏ bọc là người vợ xinh đẹp của một doanh nhân giàu có, Nancy Grace đã bước đầu tham gia vào nhóm du kích của vùng Marseille chống lại quân Đức quốc xa trong vai trò của một người đưa tin và chuyển thực phẩm.
Sở hữu trong tay sắc đẹp trời cho, lại còn là vợ của một doanh nhân máu mặt trong vùng nên chỉ trong năm đầu tiên tham gia kháng chiến, Nancy Grace đã giúp hàng ngàn tù binh và phi công quân đồng minh có máy bay bị bắn hạ ở Pháp trốn sang Tây Ban Nha. Không những thế người phụ nữ này còn dám xông vào “hang cọp” khi làm giả một loạt giấy tờ tùy thân để được vào làm việc tại bộ máy chính quyền của vùng hợp tác với quân phát xít. Trong thời gian này, Nancy Grace đã bí mật giúp đỡ nhiều người trong tổ chức trốn thoát khỏi sự truy đuổi của quân phát xít.
Tuy nhiên, mọi việc đã không còn suôn sẽ khi bộ máy chính quyền tại vùng Marseille bắt đầu nghi ngờ Nancy Grace. Trong một thời gian khá dài, một nhóm người thuộc quân phát xít đã nghe lén điện thoại và phát hiện người phụ nữ xinh đẹp Nancy Grace hóa ra là một điệp viên tầm cỡ. Tuy nhiên, trước khi bị bắt, với khả năng phán đoán tình hình nhạy bén của mình, Nancy Grace đã kịp trốn thoát.
Đánh giá được sự nguy hại của Nancy Grace, sau khi trốn thoát, Nancy đã trở thành nhân vật số 1 trong bảng danh sách các đối tượng bị truy nã gắt gao nhất của Lực lượng mật vụ Gestapo- lực lượng mật vụ thân thiết với Đức quốc xã, với giải thưởng trị giá 5 triệu franc treo trên đầu. Tình hình đã trở nên quá nguy hiểm cho Nancy nên phe kháng chiến quyết định gửi bà trở lại Anh. Để trốn khỏi nước Pháp, Nancy đã phải dùng rất nhiều tên giả và rất giỏi chạy trốn các cuộc bố ráp của Gestapo, tới mức chúng đặt cho bà biệt danh "Chuột bạch".
Sau khi từ giã nước Pháp và người chồng yêu thương vợ hết mực, Nancy Grace được gửi tới Scotland, tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng của lính biệt kích như sinh tồn, kỹ thuật mật mã và điều khiển radio, nhảy dù ban đêm. Ngoài ra bà còn được đào tạo sử dụng tiểu liên Sten, súng trường, súng lục, lựu đạn, chất nổ và các phương thức ám sát.
Với tài năng cùng với sắc đẹp hơn người của mình, ở thời điểm đó, Nancy Grace đã được mệnh danh là hoa khôi điệp viên của Anh. Thậm chí có người còn ví bà với cái tên “nữ điệp viên được nhiều người đàn ông thèm muốn nhất”.
Liên tiếp lập công
Sau khi trở lại chiến trường, tháng 4/1944, Nancy Wake và 1 điệp viên khác đã nhảy dù xuống vùng Auvergne ở miền trung nước Pháp để tìm kiếm và tổ chức hoạt động của các nhóm du kích quân. 2 người cũng phụ trách việc nhận vũ khí đạn dược bí mật gửi bằng máy bay từ Anh sang và giữ liên lạc liên tục với sở chỉ huy. Nhiệm vụ của họ là tổ chức chuẩn bị cho phe Kháng chiến trước khi quân Đồng Minh thực hiện cuộc đổ bộ lớn.
Sở hữu trong tay sắc đẹp trời cho, lại còn là vợ của một doanh nhân máu mặt trong vùng nên chỉ trong năm đầu tiên tham gia kháng chiến, Nancy Grace đã giúp hàng ngàn tù binh và phi công quân đồng minh có máy bay bị bắn hạ ở Pháp trốn sang Tây Ban Nha. Không những thế người phụ nữ này còn dám xông vào “hang cọp” khi làm giả một loạt giấy tờ tùy thân để được vào làm việc tại bộ máy chính quyền của vùng hợp tác với quân phát xít. Trong thời gian này, Nancy Grace đã bí mật giúp đỡ nhiều người trong tổ chức trốn thoát khỏi sự truy đuổi của quân phát xít.
Tuy nhiên, mọi việc đã không còn suôn sẽ khi bộ máy chính quyền tại vùng Marseille bắt đầu nghi ngờ Nancy Grace. Trong một thời gian khá dài, một nhóm người thuộc quân phát xít đã nghe lén điện thoại và phát hiện người phụ nữ xinh đẹp Nancy Grace hóa ra là một điệp viên tầm cỡ. Tuy nhiên, trước khi bị bắt, với khả năng phán đoán tình hình nhạy bén của mình, Nancy Grace đã kịp trốn thoát.
Đánh giá được sự nguy hại của Nancy Grace, sau khi trốn thoát, Nancy đã trở thành nhân vật số 1 trong bảng danh sách các đối tượng bị truy nã gắt gao nhất của Lực lượng mật vụ Gestapo- lực lượng mật vụ thân thiết với Đức quốc xã, với giải thưởng trị giá 5 triệu franc treo trên đầu. Tình hình đã trở nên quá nguy hiểm cho Nancy nên phe kháng chiến quyết định gửi bà trở lại Anh. Để trốn khỏi nước Pháp, Nancy đã phải dùng rất nhiều tên giả và rất giỏi chạy trốn các cuộc bố ráp của Gestapo, tới mức chúng đặt cho bà biệt danh "Chuột bạch".
Sau khi từ giã nước Pháp và người chồng yêu thương vợ hết mực, Nancy Grace được gửi tới Scotland, tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng của lính biệt kích như sinh tồn, kỹ thuật mật mã và điều khiển radio, nhảy dù ban đêm. Ngoài ra bà còn được đào tạo sử dụng tiểu liên Sten, súng trường, súng lục, lựu đạn, chất nổ và các phương thức ám sát.
Với tài năng cùng với sắc đẹp hơn người của mình, ở thời điểm đó, Nancy Grace đã được mệnh danh là hoa khôi điệp viên của Anh. Thậm chí có người còn ví bà với cái tên “nữ điệp viên được nhiều người đàn ông thèm muốn nhất”.
Liên tiếp lập công
Sau khi trở lại chiến trường, tháng 4/1944, Nancy Wake và 1 điệp viên khác đã nhảy dù xuống vùng Auvergne ở miền trung nước Pháp để tìm kiếm và tổ chức hoạt động của các nhóm du kích quân. 2 người cũng phụ trách việc nhận vũ khí đạn dược bí mật gửi bằng máy bay từ Anh sang và giữ liên lạc liên tục với sở chỉ huy. Nhiệm vụ của họ là tổ chức chuẩn bị cho phe Kháng chiến trước khi quân Đồng Minh thực hiện cuộc đổ bộ lớn.
Nancy Grace khi về già |
Lúc đó có 22 ngàn lính Đức trong khu vực và chỉ có từ 3-4 ngàn quân Kháng chiến. Hoạt động tuyển dụng phe kháng chiến, dưới sự trợ giúp của Nancy, đã tăng số tay súng lên 7.000 người. Nancy đã hướng dẫn họ tổ chức chiến tranh du kích, gây thiệt hại lớn cho binh lính và các cơ sở vật chất của phát xít Đức. Tháng 6/1944, phía Đức đã huy động 22 ngàn lính mở cuộc tấn công lớn vào phe kháng chiến. Dù không thể kháng cự được cuộc tấn công và phải chạy trốn, Nancy cùng các đồng đội cũng đã kịp tiêu diệt 1.400 tên địch mà chỉ bị thiệt hại khoảng 100 du kích.
Không chỉ bằng tài năng, sự nhanh trí và quả cảm của một nữ điệp viên siêu hạng, bản thân Nancy Grace cũng đã từng tay không đánh chết một một tên lính gác có trang bị vũ khí để đảm bảo bí mật khi phe kháng chiến tấn công một nhà máy sản xuất súng của Đức. Sau vụ tấn công này, cái tên Nancy Grace đã đứng đầu danh sách các phần tử bị Cơ quan mật vụ của Đức quốc xã truy nã gắt gao.
Trả lời một bài phỏng vấn về những năm tháng hoạt động trong chiến tranh của mình, nữ điệp viên xinh đẹp nói: “Tự do là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Khi hoạt động, tôi luôn nghĩ rằng: Chẳng có gì quan trọng nếu tôi chết, bởi vì nếu không có tự do thì cũng chẳng có cuộc sống”.
Nancy Wake cũng đã từng nổi tiếng với câu nói sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc: “Tôi chỉ có một điều để nói: Tôi đã giết chết nhiều tên phát xít Đức và tôi chỉ tiếc là đã không giết nhiều hơn”.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Nancy Grace mới hay tin rằng chồng mình, doanh nhân Pháp Henri Fiocca, đã bị tra tấn và sát hại bởi mật vụ của Đức Quốc xã vào tháng 12-1943 vì từ chối khai ra nơi ẩn náu của vợ. Đau khổ, Nancy Grace đã quay trở về quê hương Australia một thời gian và sau đó trở lại Anh vào năm 1957. Tại đây bà cũng đã kết hôn với một phi công của Không lực Hoàng gia, John Forward, ông này cũng đã mất vào năm 2003.
Trong tang lễ của nữ điệp viên đã đi vào huyền thoại Nancy Grace, Thủ tướng Úc Julia Gillard ca ngợi: “Bà Wake là một cá nhân thực sự xuất sắc. Sự dũng cảm và ngoan cường của bà sẽ được đời đời tôn vinh và ghi nhớ”. Trong suốt sự nghiệp hiển hách của mình, nữ điệp viên Nancy Grace đã nhận được vô số huân huy chương cao quý nhất từ rất nhiều nước như Huân chương George của Anh, Huân chương Tự do của Mỹ, Bắc đẩu bội tinh của Pháp...Tuy nhiên, mặc dù trải qua hai cuộc hôn nhân, bà Nancy đều không có con và đến cuối đời, người phụ nữ này phải sống tại một trại dưỡng lão dành cho cựu chiến binh.
Không chỉ bằng tài năng, sự nhanh trí và quả cảm của một nữ điệp viên siêu hạng, bản thân Nancy Grace cũng đã từng tay không đánh chết một một tên lính gác có trang bị vũ khí để đảm bảo bí mật khi phe kháng chiến tấn công một nhà máy sản xuất súng của Đức. Sau vụ tấn công này, cái tên Nancy Grace đã đứng đầu danh sách các phần tử bị Cơ quan mật vụ của Đức quốc xã truy nã gắt gao.
Trả lời một bài phỏng vấn về những năm tháng hoạt động trong chiến tranh của mình, nữ điệp viên xinh đẹp nói: “Tự do là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Khi hoạt động, tôi luôn nghĩ rằng: Chẳng có gì quan trọng nếu tôi chết, bởi vì nếu không có tự do thì cũng chẳng có cuộc sống”.
Nancy Wake cũng đã từng nổi tiếng với câu nói sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc: “Tôi chỉ có một điều để nói: Tôi đã giết chết nhiều tên phát xít Đức và tôi chỉ tiếc là đã không giết nhiều hơn”.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Nancy Grace mới hay tin rằng chồng mình, doanh nhân Pháp Henri Fiocca, đã bị tra tấn và sát hại bởi mật vụ của Đức Quốc xã vào tháng 12-1943 vì từ chối khai ra nơi ẩn náu của vợ. Đau khổ, Nancy Grace đã quay trở về quê hương Australia một thời gian và sau đó trở lại Anh vào năm 1957. Tại đây bà cũng đã kết hôn với một phi công của Không lực Hoàng gia, John Forward, ông này cũng đã mất vào năm 2003.
Trong tang lễ của nữ điệp viên đã đi vào huyền thoại Nancy Grace, Thủ tướng Úc Julia Gillard ca ngợi: “Bà Wake là một cá nhân thực sự xuất sắc. Sự dũng cảm và ngoan cường của bà sẽ được đời đời tôn vinh và ghi nhớ”. Trong suốt sự nghiệp hiển hách của mình, nữ điệp viên Nancy Grace đã nhận được vô số huân huy chương cao quý nhất từ rất nhiều nước như Huân chương George của Anh, Huân chương Tự do của Mỹ, Bắc đẩu bội tinh của Pháp...Tuy nhiên, mặc dù trải qua hai cuộc hôn nhân, bà Nancy đều không có con và đến cuối đời, người phụ nữ này phải sống tại một trại dưỡng lão dành cho cựu chiến binh.
Hải Hiền (Theo Global)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét