Anh Atin Minh, trưởng thôn Bướp vừa là người dẫn đường, cũng vừa là phiên dịch viên cho chúng tôi, bởi như anh nói: “Hầu hết người già ở đây đều không biết tiếng Kinh, và cũng chỉ có những người già mới biết bí mật của ngải yêu chứ người trẻ không ai biết cả!”.
Dẫn chúng tôi vượt qua mấy con suối nhỏ, len lỏi vào trong vườn rẫy của bà Bhling Thị Bươn, anh Minh vừa đi vừa nói: “Người Cơ Tu biết nhiều bùa ngải, nhưng chỉ có ngải yêu được nhiều người nghe, chứ ngải độc thì không thể nói cho ai biết được! Bà ở đây biết nhiều ngải lắm đó!”.
Căn lều chơi vơi giữa rừng chiều sau cơn mưa như buồn hơn, và càng làm cho sự huyễn hoặc tăng thêm khi chúng tôi vào nhà bà Bhling Thị Son. Cái tuổi 70 phảng phất trên nhan sắc của một con người đã qua biết bao mùa rẫy khắc khổ. Bà ngồi ăn trầu bên bếp lửa, thấy chúng tôi vào bà vội kéo gọn mấy thanh củi cháy dở trong bếp lửa cho ngọn lửa bùng lên tỏa ấm căn lều.
Một lá ngải yêu |
Già Làng Alăng sân, 85 tuổi, ở làng Arhôông, xã A Tiêng (Tây Giang, Quảng Nam) cho biết thêm: “Cây ngải hiện có đến mấy chục loại cùng họ. Trong đó có mấy loại cây có khả năng thông linh giữa con người và tạo hóa, là nguyên liệu chính để người Cơ Tu xưa sử dụng làm bùa yêu, vẫn là điều bí ẩn muôn đời mà chỉ một số ít người biết được”.
Trước, tại ngôi làng này, có một người đàn bà rất giỏi làm bùa yêu, đó là bà Alăng Thị Ahút (90 tuổi), có 3 đời chồng, 10 con, 14 cháu. Bà từng làm ngải yêu cho hơn chục người phụ nữ Cơ Tu ở nhiều làng, mỗi lá ngải yêu được đổi lấy một tấm tút.
Nhận diện ngải yêu
Phải mất cả buổi vận động, thuyết phục bằng tất cả sự chân thành, cộng với sự đảm bảo của “cán bộ trưởng thôn” Atin Minh, bà bươn mới hé lộ bí mật về cây ngải nuôi trong rừng của bà. Với lấy đồ nghề đi rừng, bà bước xuống cầu thang và nói với anh Atin Minh mấy câu bằng tiếng Cơ Tu, chỉ thấy anh Minh gật đầu rồi dặn chúng tôi không được đi theo.
Khoảng 1 giờ sau, bà Bươn trở về và trên tay chỉ một có một bụi cây không thân, lá màu xanh hình bản kiếm dài vài tấc, có củ nhỏ giống như loài địa lan. Chúng tôi săm soi xem liệu đó có phải là cây ngải yêu của bà Bươn không. Anh Minh nói nhỏ: “Chỉ có mình bà Bươn là biết loài cây này sống ở đây, ngoài ra không ai biết cả".
Chúng tôi muốn xin bà một lá để mang về nhờ người tìm hiểu nhưng nhìn cái cách mà bà phản ứng bằng tiếng Cơ Tu với anh phiên dịch, chúng tôi hiểu mình không được phép làm điều gì đó thất lễ.
Gia đình chị A Rất Thị Bình. |
Chị Bình còn kể, những năm sau giải phóng, trước cảnh mấy thầy cô giáo người Kinh tình nguyện lên đây dạy chữ cho đồng bào mà quên cả tuổi xuân nên nhiều năm không ai dám cưới, bà Bươn đã cho ngải để họ về xuôi tìm được vợ, chồng...
Theo các nhà khoa học, các loại thảo dược được đồng bào nuôi trồng, chăm sóc, bào chế và sử dụng theo phương pháp bí truyền, trở thành các loại ngải độc hại người hoặc ngải thuốc cứu người. Ngải rọm có công dụng tránh thai, phá thai, chữa bệnh máu trắng ở phụ nữ. Râu cọp là một loại ngải cực độc. Lá ngón cũng vậy, chính là cây "đoạn trường thảo". Nhân sâm Ngọc Linh nổi tiếng vốn được phát hiện từ loại ngải được đồng bào gọi là cây "thuốc giấu".
Riêng cây ngải yêu lại là một loại ngải đặc biệt. Còn công dụng "yêu", là do nó có chứa chất kích thích tình dục, có hương liệu, khi bào chế, sử dụng với các thủ thuật đặc biệt sẽ để lại "mùi" và sự "thèm thuồng" khó quên, khó cưỡng lại. Ngoài yếu tố tâm linh truyền thống tồn tại ở các tộc người còn khá gần với tự nhiên nguyên thuỷ, thì ngải vẫn giải thích được bằng khoa học. Đó đều là cây thảo dược.
Bùa ngải chỉ là xúc tác ban đầu nối kết 2 người, còn về sau, thì như quy luật hôn nhân gia đình, sự gần gũi sẽ kết dính thành tình nghĩa, thành hạnh phúc, lúc đó đâu cần đến loại ngải kia.
Tiến sỹ Văn hóa Trần Tấn Vịnh cho biết: “Chỉ đáng tiếc, việc nghiên cứu khoa học để khai thác nguồn thảo dược quý hiếm, bí truyền của đồng bào dân tộc các khu vực trên vẫn chưa được thực hiện bởi các nhà dược học và dân tộc học. Nếu được, đó sẽ là một nguồn tài sản vô giá!"
(nguồn:bee.net)
Tiến sỹ Văn hóa Trần Tấn Vịnh cho biết: “Chỉ đáng tiếc, việc nghiên cứu khoa học để khai thác nguồn thảo dược quý hiếm, bí truyền của đồng bào dân tộc các khu vực trên vẫn chưa được thực hiện bởi các nhà dược học và dân tộc học. Nếu được, đó sẽ là một nguồn tài sản vô giá!"
(nguồn:bee.net)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét