...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Giải mã bí ẩn “Kinh Dịch” (Phần 3)


Loại “Nhân luân Bát Quái” này của Văn Vương, tức “Hậu Thiên Bát Quái”, là khác với “Tự nhiên Bát Quái” của vạn vật vũ trụ, tức “Tiên Thiên Bát Quái” hoặc “Vũ trụ Bát Quái”. Đây là điểm cực kỳ trọng yếu.

Hậu Thiên Bát Quái
Sau đây chúng ta sẽ xem xét hình dạng của đồ hình “Hậu Thiên Bát Quái phương vị”.


Hình 1: Hậu thiên Bát quái phương vị đồ của Văn Vương

Độc giả sẽ phát hiện thấy Bát Quái này cũng là “tám quẻ” ấy, chẳng qua vị trí sắp đặt của chúng khác với “Tiên Thiên Bát Quái phương vị” của Phục Hy, cũng là nói phương vị đã cải biến rồi, trình tự sắp xếp đã thay đổi rồi. Như vậy xem thế nào? Chính là Càn (☰), Khảm (☵), Cấn (☶), Chấn (☳), Tốn (☴), Ly (☲), Khôn (☷), Đoài (☱). Đây là trình tự sắp xếp mà mọi người đều hiểu rõ, các độc giả hiểu được «Chu Dịch» đều biết cách đọc theo thứ tự này.
Chúng ta biết rằng, «Dịch học» thuộc vào dự trắc học, chỉ cần thứ tự thay đổi, thì cơ lý dự báo đã biến đổi rồi. Ở đây có lẽ phải kể cho mọi người một câu chuyện này. Chúng ta biết rằng, dự ngôn «Thôi bối đồ» là do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong sống vào thời thịnh Đường Thái Tông sáng tác ra, có thể tiên tri những sự việc sau đó cả nghìn năm. Chiến loạn thời Đường mạt có ngũ đại thập quốc, «Thôi bối đồ» từ hoàng cung lưu lạc tới dân gian. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận nắm quyền, một ngày nọ Triệu Phổ đến hỏi ý Thái Tổ, nói là «Thôi bối đồ» đang được lưu truyền, nếu truyền rộng ra, người người đều biết khi nào thì Đại Tống vong quốc, vậy thì giang sơn Đại Tống làm sao thống trị đây? Phải chăng nên thu lấy «Thôi bối đồ» đang lưu truyền tại dân gian. Triệu Khuông Dận sau khi suy nghĩ nói rằng năm xưa Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho cũng không thể tru diệt tư tưởng bách gia, thu giữ làm sao hết được! Trọng tâm của dự trắc học chính là trình tự thời gian, chúng ta chỉ cần đem trật tự trước sau của «Thôi bối đồ» đả loạn, đưa ra các bản «Thôi bối đồ» thứ tự khác nhau là khả dĩ rồi. Vàng thau lẫn lộn, người ta không có cách nào phân biệt phiên bản chân chính. Triệu Khuôn Dận đúng là cao minh hơn Tần Thủy Hoàng, bản «Thôi bối đồ» mà chúng ta hiện nay xem được thực ra đều bị Triệu Khuông Dận đảo loạn rồi. Nếu như mất đi công năng dự trắc, thì người bình thường không cách nào biết được tương lai trong «Thôi bối đồ» trước khi sự việc xảy ra, và chỉ sau khi việc xảy ra rồi thì mới minh bạch. Ví dụ đồ hình Tượng 33 «Thôi bối đồ» vẽ một con thuyền chở tám mặt cờ xí và mười người đến từ hướng Đông Bắc, thì chỉ sau khi Mãn Thanh nhập quan, mọi người mới biết nó mang ý nghĩa gì. Lại như năm xưa khi Lý Tự Thành tạo phản, có một người tên Tống Hiến Sách chỉ nhờ nói cho Lý Tự Thành ý nghĩa một bức họa trong «Thôi bối đồ» mà có được chức quân sư. Nhưng cuối cùng quân sư kiểu này nhìn sai một bức họa khác và đưa ra quyết định sai lầm.
“Hậu Thiên Bát Quái” và “Tiên Thiên Bát Quái”, nhìn thì tựa như chỉ mấy quẻ tượng ấy, nhưng trình tự đã biến đổi rồi. Loại biến đổi trình tự này bản thân nó là đại biểu cho biến hóa thiên tượng của vũ trụ. Kỳ thực cũng không phải đơn giản chỉ là thay đổi trật tự các quẻ, mà là thiên tượng biến hóa dẫn tới Pháp lý biến hóa, đây mới là căn bản. Thiên tượng biến hóa khiến Pháp lý biến hóa, đây là trục chính để tôi đưa ra “Vị lai Bát Quái phương vị” từ “Hậu Thiên Bát Quái phương vị”, và tôi cũng chắc rằng Văn Vương đã căn cứ tư tưởng này để định nghĩa lại mới Âm-Dương cho các quẻ tượng. Đây là chỗ then chốt trong đột phá lý luận của tôi. Trước tiên mời xem Hình 2, cũng chính là ngụ ý mới của “Hậu Thiên Bát Quái”.


Hình 2: Biểu ý của Hậu thiên Bát quái
Căn cứ “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương, chúng ta phát hiện thấy Văn Vương đã định nghĩa lại mới sự vật đại biểu của Bát Quái, không lại dùng tám loại vật chất trong giới tự nhiên là Thiên {trời}, Địa {đất}, Thủy {nước}, Hỏa {lửa}, Sơn {núi}, Trạch {đầm}, Phong {gió}, Lôi {sấm} nữa, mà dùng nhân luân để định nghĩa sự vật đối ứng hoặc đại biểu cho Bát Quái. Trong Bát Quái của Văn Vương, tám quẻ phân biệt đại biểu như sau: Càn là Phụ {cha}, Khôn là Mẫu {mẹ}, Chấn là trưởng nam {con trai cả}, Tốn là trưởng nữ {con gái cả}, Khảm là trung nam {con trai thứ}, Ly là trung nữ {con gái thứ}, Cấn là thiếu nam {con trai út}, Đoài là thiếu nữ {con gái út}. ‘Nhân luân Bái quái’ này chính là bước tiến của tôi trong quá trình đưa ra “Vị lai Bát Quái phương vị” từ “Hậu Thiên Bát Quái phương vị”.
Loại “Nhân luân Bái quái” này của Văn Vương, tức “Hậu Thiên Bát Quái”, là khác với “Tự nhiên Bát Quái” của vạn vật vũ trụ, tức “Tiên Thiên Bát Quái” hoặc “Vũ trụ Bát Quái”. Đây là điểm cực kỳ trọng yếu. Bậc thầy thuật số Thiệu Ung viết: “Thiệu Tử nói, Bát Quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của Hậu Thiên.” Câu nói này của Thiệu Tử đã khiến tôi hiểu rõ cơ lý của Bát Quái, và là manh mối giúp tôi tìm ra biến hóa nhân lý tương ứng với biến hóa Thiên lý.
Tiếp theo, chúng ta phát hiện thấy cùng với việc Văn Vương định nghĩa lại mới ý nghĩa nhân luân cho Bát Quái, thì ông còn định nghĩa lại mới Âm-Dương cho mỗi quẻ tượng. Văn Vương không lại dùng phương pháp định nghĩa Âm-Dương bằng vị trí sơ hào của “Tiên Thiên Bát Quái” nữa, mà lấy nam-nữ của nhân luân để định nghĩa lại mới Âm-Dương. Trưởng nam lấy hào thứ nhất là hào Dương để định nghĩa, trưởng nữ lấy hào thứ nhất là hào Âm để định nghĩa, trung nam lấy hào thứ hai là hào Dương để định nghĩa, trung nữ lấy hào thứ hai là hào Âm để định nghĩa, thiếu nam lấy hào thứ ba là hào Dương để định nghĩa, thiếu nữ lấy hào thứ ba là hào Âm để định nghĩa. Phụ quái {cha} là toàn Dương, Mẫu quái {mẹ} là toàn âm. Nhân luân từ trưởng nam tới thiếu nữ có khác biệt, mà chúng ta sẽ phải nói đến sau. Hàm nghĩa việc chúng ta suy luận “Hậu Thiên Bát Quái” và “Vị lai Bát Quái” là rất có tương quan.
Do Văn Dương đã định nghĩa lại mới Âm-Dương cho Bát Quái, nên tiếp theo chúng ta phải xem lại quan hệ Âm-Dương giữa “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” và Thái Cực, bởi vì loại quan hệ đối ứng này đã được định nghĩa lại mới rồi. Mời xem Hình 3, đây chính là quan hệ giữa “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” và Thái Cực.
Giải mã bí ẩn ’Kinh dịch’ (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 3)
Hình 3: Quan hệ giữa Hậu thiên Bát quái phương vị và Thái Cực
Nhìn vào đồ hình, chúng ta có thể thấy được điều gì? Chúng ta thấy được một loại kết cấu sắp xếp ‘nữ trên nam dưới’, cũng chính là điều mà Đạo gia gọi là thiên tượng “Âm Dương phản bối”. Như vậy thiên tượng mới này vì sao lại có Âm-Dương đảo ngược? Âm-Dương đảo ngược rốt cuộc có ý nghĩa gì? Có thể rất nhiều độc giả sẽ có thắc mắc này.
Chúng ta đã nói ở trước rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. Kết cấu ‘trái Dương phải Âm’ của “Tiên Thiên Bát Quái phương vị” khiến Âm-Dương chạy theo hai hướng khác nhau, không thể tương giao, không có cơ chế “sinh”. Còn thể hiện của “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” là một loại hình tượng ‘trên Âm dưới Dương’. Chúng ta biết rằng, Dương nhẹ nên lẽ ra phải ở trên, Âm nặng nên lẽ ra phải ở dưới; ‘trên Dương dưới Âm’ mới là quan hệ sắp đặt đúng nhất của Âm-Dương. Thế nhưng quan hệ Âm-Dương biểu hiện trong “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” lại hoàn toàn tương phản, là ‘trên Âm dưới Dương’; đây chính là hiện tượng ‘Âm Dương phản bối’ được giảng trong Đạo gia.
Như vậy vì sao Âm-Dương lại đảo ngược? Vì sao Âm-Dương trong “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” lại đảo ngược? Đây mới là chỗ then chốt. Chẳng phải chúng ta đã từng nói qua rồi sao? “Thiệu Tử nói, Bát Quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của Hậu Thiên“. Câu nói này đã chỉ rõ ra chỗ mấu chốt.
“Trên Âm dưới Dương” là vì điều gì? Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’, thì Âm-Dương mới có thể tương giao, bởi vì Âm khí nặng, phải hạ xuống, Dương khí nhẹ, phải thăng lên. Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’ thì giữa Âm hạ xuống và Dương thăng lên mới có thể tương hỗ tương giao. Chúng ta biết rằng, chỉ có nam-nữ tương giao mới có thể sinh dục, mới có thể sinh sôi đời sau, mới có cái gọi là sinh sản không ngừng, sinh sôi nhân loại; do đó chỉ có kết cấu đảo ngược ‘trên Âm dưới Dương’ mới có thể sản sinh xã hội nhân loại, mới có thể sản sinh con người; đây chính là ý nghĩa của con người trong vũ trụ, và mới có cái gọi là ‘nhân luân’. Âm Dương phản bối trong vũ trụ để sản sinh xã hội nhân loại mới là bản chất trong “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương, mới là lý do Văn Vương căn cứ biến đổi thiên tượng của vũ trụ để đưa ra kết cấu Bát Quái phương vị mới. Bởi vì không gian vũ trụ cần sản sinh người-đây là một loại ý nghĩa vũ trụ của con người.
Lão Tử giảng: “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật“, chính là giảng một đạo lý. “Tam” chính là người trong tam tài ‘Thiên Địa Nhân’, nghĩa là người do Thiên Địa tương giao mà sinh ra.
Vì âm dương tương giao nhân lọai bắt đầu thời kỳ sinh sôi phát triển, văn hóa bắt đầu phát triển đa dạng phong phú. Trên mặt đất biểu hiện là bách gia chư tử tại Trung Quốc. Tư tưởng bách gia {trăm phái} xuất hiện vào cùng một thời gian. Tại Tây phương, tư tưởng bách gia ở vào cùng thời đại với Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cổ, Socrates, Plato và Aristotle ở Hy Lạp cổ, và sau đó còn có Chúa Jesus. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rằng, “Hậu Thiên Bát Quái” đã tiết lộ một trách nhiệm định vị của nhân loại trong vũ trụ, chính là nam-nữ tương giao, sinh sôi không ngừng.
Vì thế mới nói, “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương đã tiết lộ cảnh tượng “Vũ trụ tương giao mà sinh người”. Văn Vương thực ra chỉ nhìn thấy “Vũ trụ tương giao mà sinh người” chứ không thấy được cảnh tượng bách gia tranh minh {trăm phái tranh luận}, văn hóa nhân lọai bắt đầu thời kỳ phát triển rực rỡ .
Ánh Sáng
(theo tindachieu)
(nguồn;tin180.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét