Mặc dù ở địa vị cao nhưng Tống Khánh Linh không hề nghĩ rằng sau khi mình chết sẽ có được một sự đối xử đặc biệt nào. Nhiều người nói, Tống Khánh Linh phải được chôn ở núi Tử Kim cùng với Tôn Trung Sơn. Thực tế Tống Khánh Linh không hề nghĩ tới việc này”.
Là một chiến hữu, là vợ của Tôn Trung Sơn và cho tới tận khi qua đời, bà vẫn là Phó chủ tịch nước của Trung Quốc, thế nhưng, Tống Khánh Linh lại nhất định muốn được chôn cất ở cạnh mộ của bố mẹ mình và kiên quyết từ chối việc hợp táng với Tôn Trung Sơn tại lăng mộ ở Nam Kinh. Quyết định này của Tống Khánh Linh, người chị cả trong số “ba chị em nhà họ Tống” vẫn khiến cho nhiều người cảm thấy khó hiểu…
Bắt đầu từ nửa cuối những năm 80, sức khỏe của Tống Khánh Linh ngày càng suy giảm. Bà thường xuyên sốt cao, thậm chí có những trận ốm liệt giường không thể dậy được. Tới ngày 5/2/1981, việc bà vú nuôi họ Lý đã theo hầu Tống Khánh Linh suốt 53 năm qua đời giống như một đòn giáng mạnh vào cơ thể vốn đã yếu đuối của Tống Khánh Linh.
Bà vú họ Lý tên thật là Lý Yến Nga, người Quảng Đông, đồng hương của Tôn Trung Sơn. Năm 1927, mới vừa 16 tuổi, Lý Yến Nga được một phu nhân họ Đàm giới thiệu đến làm người hầu trong nhà của Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh ở Thượng Hải.
Lần đầu tiên nhìn thấy Tống Khánh Linh, Lý Yến Nga đã nói: “Phu nhân, cả đời này tôi sẽ phục vụ phu nhân”. Cô gái xuất thân thuần phác này cuối cùng đã thực hiện lời hứa của mình.
Trong suốt nhiều chục năm sau đó, cô đã tỉ mỉ chăm chút những điều nhỏ nhất trong cuộc sống thường nhật của phu nhân họ Tống. Thậm chí, vú nuôi họ Lý còn giúp Tống Khánh Linh chuyển thư từ, giấy tờ và tham gia vào cả những hoạt động chính trị quan trọng.
Bắt đầu từ nửa cuối những năm 80, sức khỏe của Tống Khánh Linh ngày càng suy giảm. Bà thường xuyên sốt cao, thậm chí có những trận ốm liệt giường không thể dậy được. Tới ngày 5/2/1981, việc bà vú nuôi họ Lý đã theo hầu Tống Khánh Linh suốt 53 năm qua đời giống như một đòn giáng mạnh vào cơ thể vốn đã yếu đuối của Tống Khánh Linh.
Bà vú họ Lý tên thật là Lý Yến Nga, người Quảng Đông, đồng hương của Tôn Trung Sơn. Năm 1927, mới vừa 16 tuổi, Lý Yến Nga được một phu nhân họ Đàm giới thiệu đến làm người hầu trong nhà của Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh ở Thượng Hải.
Lần đầu tiên nhìn thấy Tống Khánh Linh, Lý Yến Nga đã nói: “Phu nhân, cả đời này tôi sẽ phục vụ phu nhân”. Cô gái xuất thân thuần phác này cuối cùng đã thực hiện lời hứa của mình.
Trong suốt nhiều chục năm sau đó, cô đã tỉ mỉ chăm chút những điều nhỏ nhất trong cuộc sống thường nhật của phu nhân họ Tống. Thậm chí, vú nuôi họ Lý còn giúp Tống Khánh Linh chuyển thư từ, giấy tờ và tham gia vào cả những hoạt động chính trị quan trọng.
Tống Khánh Linh và Tôn Trung Sơn
Tống Khánh Linh trước sau cũng không coi Lý Yến Nga như một người hầu thông thường, mà vẫn gọi bà là “chị Lý”. Sau hơn 50 năm cùng nhau trải qua sóng gió, danh nghĩa là chủ tớ, nhưng Lý Yến Nga giống như một người bạn, một người chị thân thiết của Tống Khánh Linh.
Vì vậy, mặc dù người ốm yếu và bệnh tật, Tống Khánh Linh vẫn tự tay cầm bút viết một bức thư cho Đỗ Thuật Châu, Bí thư Cảnh vệ để chỉ thị việc hậu sự cho Lý Yến Nga: “Tôi muốn thuận theo yêu cầu của chị Lý, đem thi thể chị ấy chôn ở bên cạnh mộ của cha mẹ tôi. Sau này, tôi chết đi cũng sẽ chôn ở đấy”.
Ở phía dưới của bức thư, Tống Khánh Linh còn vẽ lại vị trí khu mộ của bố mẹ mình rồi dùng bút đánh dấu vị trí mộ của Lý Yến Nga và mộ của mình sau này ở hai bên trái và phải. Trên thực tế, việc chọn lựa nơi chôn cất của Lý Yến Nga cũng là lúc Tống Khánh Linh lựa chọn nơi chôn cất của mình sau này.
Lý Yến Nga muốn sau khi mình chết đi, vẫn được tiếp tục theo hầu Tống Khánh Linh, còn phu nhân họ Tống lại muốn sau khi mình chết được chôn cạnh cha mẹ để “tận chữ hiếu”. Vì vậy, Tống Khánh Linh mới quyết định chôn thi thể Lý Yến Nga ở bên cạnh mộ cha mẹ mình.
Ngoài ra, trong số ba chị em họ Tống nổi tiếng, ai cũng biết, Khánh Linh yêu nước, Mỹ Linh yêu quyền, còn Ái Linh thì yêu tiền. Vì vậy, việc hai bờ Trung Quốc vẫn chưa thống nhất, đất nước vẫn còn chia cắt là điều Tống Khánh Linh không hề mong muốn. Vì vậy, việc Tống Khánh Linh nhiều lần muốn để em mình là Tống Mỹ Linh trở về Đại lục cũng là chuyện có thể thông cảm được.
Trong mắt Tống Khánh Linh, chuyện quốc gia cũng là chuyện gia đình mà chuyện gia đình cũng là chuyện quốc gia. Là người chị cả trong số 3 chị em, Tống Khánh Linh luôn mong muốn quốc gia thống nhất. Vì vậy, Tống Khánh Linh quyết định sau khi mình chết đi sẽ không chôn cất ở núi Tử Kim ở Nam Kinh, nơi chôn cất Tôn Trung Sơn mà sẽ chôn cất ngay cạnh cha mẹ mình như một cách để “làm gương” cho những người em gái.
Vì vậy, mặc dù người ốm yếu và bệnh tật, Tống Khánh Linh vẫn tự tay cầm bút viết một bức thư cho Đỗ Thuật Châu, Bí thư Cảnh vệ để chỉ thị việc hậu sự cho Lý Yến Nga: “Tôi muốn thuận theo yêu cầu của chị Lý, đem thi thể chị ấy chôn ở bên cạnh mộ của cha mẹ tôi. Sau này, tôi chết đi cũng sẽ chôn ở đấy”.
Ở phía dưới của bức thư, Tống Khánh Linh còn vẽ lại vị trí khu mộ của bố mẹ mình rồi dùng bút đánh dấu vị trí mộ của Lý Yến Nga và mộ của mình sau này ở hai bên trái và phải. Trên thực tế, việc chọn lựa nơi chôn cất của Lý Yến Nga cũng là lúc Tống Khánh Linh lựa chọn nơi chôn cất của mình sau này.
Lý Yến Nga muốn sau khi mình chết đi, vẫn được tiếp tục theo hầu Tống Khánh Linh, còn phu nhân họ Tống lại muốn sau khi mình chết được chôn cạnh cha mẹ để “tận chữ hiếu”. Vì vậy, Tống Khánh Linh mới quyết định chôn thi thể Lý Yến Nga ở bên cạnh mộ cha mẹ mình.
Ngoài ra, trong số ba chị em họ Tống nổi tiếng, ai cũng biết, Khánh Linh yêu nước, Mỹ Linh yêu quyền, còn Ái Linh thì yêu tiền. Vì vậy, việc hai bờ Trung Quốc vẫn chưa thống nhất, đất nước vẫn còn chia cắt là điều Tống Khánh Linh không hề mong muốn. Vì vậy, việc Tống Khánh Linh nhiều lần muốn để em mình là Tống Mỹ Linh trở về Đại lục cũng là chuyện có thể thông cảm được.
Trong mắt Tống Khánh Linh, chuyện quốc gia cũng là chuyện gia đình mà chuyện gia đình cũng là chuyện quốc gia. Là người chị cả trong số 3 chị em, Tống Khánh Linh luôn mong muốn quốc gia thống nhất. Vì vậy, Tống Khánh Linh quyết định sau khi mình chết đi sẽ không chôn cất ở núi Tử Kim ở Nam Kinh, nơi chôn cất Tôn Trung Sơn mà sẽ chôn cất ngay cạnh cha mẹ mình như một cách để “làm gương” cho những người em gái.
Tống Khánh Linh thời trẻ
Trước khi tro cốt của Lý Yến Nga được đưa về Thượng Hải, Tống Khánh Linh đã dùng hai bàn tay yếu ớt run rẩy của mình sờ sờ vào hộp tro cốt rồi vừa khóc vừa gọi thầm: “Chị Lý, chị Lý!”. Những người chứng kiến cảnh tượng đó, không ai không cảm thấy xúc động vì tình cảm đặc biệt mà Tống Khánh Linh dành cho người hầu của mình.
Tới ngày 2/4 năm đó, nghi lễ án táng của Lý Yến Nga được tổ chức một cách đơn giản tại khu mộ dòng họ Tống ở nghĩa trang Thượng Hải. Trên bia mộ có ghi dòng chữ: “Mộ của bà Lý Yến Nga, Tống Khánh Linh lập (bia)”. Hôm đó, Tống Khánh Linh cũng gửi tặng đến đám tang một vòng hoa.
Nhưng người ta không thể biết được rằng, khi Tống Khánh Linh tiễn biệt người chị em theo mình suốt hơn 50 năm cũng là lúc cuộc đời của bà đi đến những giây phút cuối cùng.
Khi Tống Khánh Linh bắt đầu bệnh nặng, Thường vụ Bộ Chính trị đã cử Đặng Dĩnh Siêu thay mặt trung ương tới thăm. Trước đây, Đặng Dĩnh Siêu thường xuyên tới đây đi bộ cùng Tống Khánh Linh trong vườn hoa, xem bà cho chim bồ câu ăn. Nhưng nay, bà không còn mấy quan tâm đến cảnh vật xung quanh mà chạy thẳng vào trong phòng của Tống Khánh Linh. Một người rất hiểu Tống Khánh Linh như Đặng Dĩnh Siêu biết rằng, cho đến tận lúc này, Tống Khánh Linh vẫn còn giấu kín trong lòng nguyện vọng của nhiều năm qua, đó là gia nhập Đảng Cộng sản.
Mối quan hệ giữa Tống Khánh Linh và Đảng Cộng sản trải qua hơn 60 năm khảo nghiệm với những máu và lửa, đã có thể nói là không thể phá vỡ nổi. Từ rất sớm, Tống Khánh Linh đã muốn gia nhập Đảng Cộng sản. Sau khi cuộc Đại Cách mạng thất bại vào năm 1927, Tống Khánh Linh đã tuyên bố: “Tôi tin vào Đảng Cộng sản”.
Trong thời kỳ Tống Khánh Linh thành lập Hội đồng minh bảo vệ dân quyền Trung Quốc những năm 1932, có người hỏi bà đã cứu được bao nhiêu nhân viên tình báo của Đảng Cộng sản và vì sao lại làm như vậy, Tống Khánh Linh đã trả lời: “Tôi tin rằng Đảng Cộng sản sẽ kiên trì phát triển chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì vậy tôi rất vui khi làm chuyện đó”.
Tới năm 1937, khi ngồi bàn công việc với Lý Vân, một nhân viên tình báo của Đảng Cộng sản, đột nhiên Tống Khánh Linh hạ giọng hỏi: “Tôi có thể coi là một đảng viên Cộng sản không?”. Tổ chức đảng hoạt động bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Lý Vân trả lời Tống Khánh Linh rằng: “Chị giống như các đảng viên Cộng sản khác!”. Khi đó, Tống Khánh Linh đã rất mãn nguyện gật đầu.
Tới tháng 4/1957, Tống Khánh Linh lại đề xuất với Lưu Thiếu Kỳ: “Tôi hy vọng có thể tham gia Đảng Cộng sản”. Lưu Thiếu Kỳ vô cùng vui mừng nhưng lại thận trọng nói: “Đây là một việc lớn, tôi phải báo cáo lại với Mao Chủ tịch và Trung ương đảng”.
Không lâu sau đó, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai tới gặp Tống Khánh Linh, khẩn khoản nói: “Trung ương đảng đã thảo luận rất kỹ về yêu cầu gia nhập đảng của chị. Tuy nhiên trong tình huống hiện tại, chị tạm thời ở bên ngoài đảng sẽ có tác dụng nhiều hơn đối với sự nghiệp cách mạng. Mặc dù không gia nhập đảng, song tất cả những việc lớn của đảng, chúng tôi sẽ ngay lập tức báo cho chị, chị đều có thể tham gia”. Tống Khánh Linh gật đầu biểu thị sự thông cảm và đồng thuận, tuy nhiên dường như trong mắt Tống Khánh Linh đã ngân ngấn nước.
Trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề coi Tống Khánh Linh là người ngoài. Năm 1956, Đảng Cộng sản mời Tống Khánh Linh tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ 8. Tới năm 1957, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định đưa Tống Khánh Linh trở thành thành viên đoàn đại biểu Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông dẫn đầu, tham gia Hội nghị Đại biểu Đảng Cộng sản các nước, tổ chức tại Mátx-cơ-va. Từ những năm 50 trở đi, Trung ương Đảng Cộng sản cũng quyết định cho Tống Khánh Linh xem tất cả những văn kiện trung ương cũng như văn kiện ngoại giao.
Trong nhiều năm sau đó, tất cả những sự việc lớn của Đảng Cộng sản đều cử Chu Ân Lai, Bành Chân hoặc Đặng Dĩnh Siêu tới thông báo và xin ý kiến của Tống Khánh Linh. Vì sao lại phải làm như vậy? Lưu Thiếu Kỳ giải thích rằng: “Trải qua nhiều thời điểm quan trọng, Phó chủ tịch Tống (Tống Khánh Linh) đã luôn ủng hộ đảng, cống hiến của đồng chí ấy thậm chí còn nhiều hơn tất cả những đồng chí lãnh đạo đảng chúng ta”.
Tới ngày 2/4 năm đó, nghi lễ án táng của Lý Yến Nga được tổ chức một cách đơn giản tại khu mộ dòng họ Tống ở nghĩa trang Thượng Hải. Trên bia mộ có ghi dòng chữ: “Mộ của bà Lý Yến Nga, Tống Khánh Linh lập (bia)”. Hôm đó, Tống Khánh Linh cũng gửi tặng đến đám tang một vòng hoa.
Nhưng người ta không thể biết được rằng, khi Tống Khánh Linh tiễn biệt người chị em theo mình suốt hơn 50 năm cũng là lúc cuộc đời của bà đi đến những giây phút cuối cùng.
Khi Tống Khánh Linh bắt đầu bệnh nặng, Thường vụ Bộ Chính trị đã cử Đặng Dĩnh Siêu thay mặt trung ương tới thăm. Trước đây, Đặng Dĩnh Siêu thường xuyên tới đây đi bộ cùng Tống Khánh Linh trong vườn hoa, xem bà cho chim bồ câu ăn. Nhưng nay, bà không còn mấy quan tâm đến cảnh vật xung quanh mà chạy thẳng vào trong phòng của Tống Khánh Linh. Một người rất hiểu Tống Khánh Linh như Đặng Dĩnh Siêu biết rằng, cho đến tận lúc này, Tống Khánh Linh vẫn còn giấu kín trong lòng nguyện vọng của nhiều năm qua, đó là gia nhập Đảng Cộng sản.
Mối quan hệ giữa Tống Khánh Linh và Đảng Cộng sản trải qua hơn 60 năm khảo nghiệm với những máu và lửa, đã có thể nói là không thể phá vỡ nổi. Từ rất sớm, Tống Khánh Linh đã muốn gia nhập Đảng Cộng sản. Sau khi cuộc Đại Cách mạng thất bại vào năm 1927, Tống Khánh Linh đã tuyên bố: “Tôi tin vào Đảng Cộng sản”.
Trong thời kỳ Tống Khánh Linh thành lập Hội đồng minh bảo vệ dân quyền Trung Quốc những năm 1932, có người hỏi bà đã cứu được bao nhiêu nhân viên tình báo của Đảng Cộng sản và vì sao lại làm như vậy, Tống Khánh Linh đã trả lời: “Tôi tin rằng Đảng Cộng sản sẽ kiên trì phát triển chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì vậy tôi rất vui khi làm chuyện đó”.
Tới năm 1937, khi ngồi bàn công việc với Lý Vân, một nhân viên tình báo của Đảng Cộng sản, đột nhiên Tống Khánh Linh hạ giọng hỏi: “Tôi có thể coi là một đảng viên Cộng sản không?”. Tổ chức đảng hoạt động bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Lý Vân trả lời Tống Khánh Linh rằng: “Chị giống như các đảng viên Cộng sản khác!”. Khi đó, Tống Khánh Linh đã rất mãn nguyện gật đầu.
Tới tháng 4/1957, Tống Khánh Linh lại đề xuất với Lưu Thiếu Kỳ: “Tôi hy vọng có thể tham gia Đảng Cộng sản”. Lưu Thiếu Kỳ vô cùng vui mừng nhưng lại thận trọng nói: “Đây là một việc lớn, tôi phải báo cáo lại với Mao Chủ tịch và Trung ương đảng”.
Không lâu sau đó, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai tới gặp Tống Khánh Linh, khẩn khoản nói: “Trung ương đảng đã thảo luận rất kỹ về yêu cầu gia nhập đảng của chị. Tuy nhiên trong tình huống hiện tại, chị tạm thời ở bên ngoài đảng sẽ có tác dụng nhiều hơn đối với sự nghiệp cách mạng. Mặc dù không gia nhập đảng, song tất cả những việc lớn của đảng, chúng tôi sẽ ngay lập tức báo cho chị, chị đều có thể tham gia”. Tống Khánh Linh gật đầu biểu thị sự thông cảm và đồng thuận, tuy nhiên dường như trong mắt Tống Khánh Linh đã ngân ngấn nước.
Trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề coi Tống Khánh Linh là người ngoài. Năm 1956, Đảng Cộng sản mời Tống Khánh Linh tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ 8. Tới năm 1957, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định đưa Tống Khánh Linh trở thành thành viên đoàn đại biểu Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông dẫn đầu, tham gia Hội nghị Đại biểu Đảng Cộng sản các nước, tổ chức tại Mátx-cơ-va. Từ những năm 50 trở đi, Trung ương Đảng Cộng sản cũng quyết định cho Tống Khánh Linh xem tất cả những văn kiện trung ương cũng như văn kiện ngoại giao.
Trong nhiều năm sau đó, tất cả những sự việc lớn của Đảng Cộng sản đều cử Chu Ân Lai, Bành Chân hoặc Đặng Dĩnh Siêu tới thông báo và xin ý kiến của Tống Khánh Linh. Vì sao lại phải làm như vậy? Lưu Thiếu Kỳ giải thích rằng: “Trải qua nhiều thời điểm quan trọng, Phó chủ tịch Tống (Tống Khánh Linh) đã luôn ủng hộ đảng, cống hiến của đồng chí ấy thậm chí còn nhiều hơn tất cả những đồng chí lãnh đạo đảng chúng ta”.
Mộ của Tống Khánh Linh
Đặng Dĩnh Siêu vào phòng Tống Khánh Linh, ngồi ở đầu giường, nắm lấy tay bà. Đặng Dĩnh Siêu chân thành hỏi Tống Khánh Linh: “Phó Ủy viên trưởng Tống, hiện tại chị còn muốn yêu cầu gia nhập đảng nữa không?”. Tống Khánh Linh vui mừng gật đầu biểu thị đồng ý, đồng thời nói với Đặng Dĩnh Siêu không gọi mình là Phó Ủy viên trưởng nữa. Đặng Dĩnh Siêu cười nói: “Vậy gọi chị là đồng chí Tống Khánh Linh được không?”. Tống Khánh Linh trong lòng rất vui, liên tục gật đầu.
Tối ngày 14/5/1981, bệnh tình của Tống Khánh Linh đột nhiên trở nên nguy kịch. Sau khi được cấp cứu, sáng sớm ngày thứ hai, nhiệt độ lại hạ xuống, thần trí Tống Khánh Linh cũng tỉnh táo lạ thường. Lúc này, Tống Khánh Linh một lần nữa nhắc tới đề xuất cho mình gia nhập Đảng Cộng sản với Đặng Dĩnh Siêu, Bành Chân và Vương Quang Mỹ. Đặng Dĩnh Siêu nói rằng rất hoan nghênh Tống Khánh Linh gia nhập đảng và lập tức sẽ thông báo với Trung ương đảng.
10h30 ngày 15/5/1981, yêu cầu gia nhập đảng của Tống Khánh Linh được báo cáo trực tiếp lên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang. Buổi chiều, Đặng Tiểu Bình tổ chức hội nghị khẩn của Bộ Chính trị, nhất trí thông qua việc Tống Khánh Linh trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, đồng thời kiến nghị Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) phong tặng cho Tống Khánh Linh danh hiệu Chủ tịch danh dự Trung Quốc.
Sáng ngày 16/5, Đặng Tiểu Bình đến nhà thăm Tống Khánh Linh, đồng thời thông báo và chúc mừng bà đã gia nhập Đảng Cộng sản, thực hiện được nguyện vọng nhiều năm của mình. Tống Khánh Linh dù đã rất yếu, vẫn ngước mắt lên nhìn Đặng Tiểu Bình, mỉm cười rồi gật gật đầu. Chiều ngày hôm đó, sau khi kết thúc hội nghị lần thứ 18 của Uy ban Thường vụ, Chủ tịch Quốc hội là Bành Chân và Phó Chủ tịch là Liêu Thừa Chí vội đi xe tới nhà Tống Khánh Linh và báo cho bà biết rằng, Ủy ban Thường vụ đã quyết định phong tặng bà danh hiệu Chủ tịch danh dự.
Tối ngày 14/5/1981, bệnh tình của Tống Khánh Linh đột nhiên trở nên nguy kịch. Sau khi được cấp cứu, sáng sớm ngày thứ hai, nhiệt độ lại hạ xuống, thần trí Tống Khánh Linh cũng tỉnh táo lạ thường. Lúc này, Tống Khánh Linh một lần nữa nhắc tới đề xuất cho mình gia nhập Đảng Cộng sản với Đặng Dĩnh Siêu, Bành Chân và Vương Quang Mỹ. Đặng Dĩnh Siêu nói rằng rất hoan nghênh Tống Khánh Linh gia nhập đảng và lập tức sẽ thông báo với Trung ương đảng.
10h30 ngày 15/5/1981, yêu cầu gia nhập đảng của Tống Khánh Linh được báo cáo trực tiếp lên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang. Buổi chiều, Đặng Tiểu Bình tổ chức hội nghị khẩn của Bộ Chính trị, nhất trí thông qua việc Tống Khánh Linh trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, đồng thời kiến nghị Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) phong tặng cho Tống Khánh Linh danh hiệu Chủ tịch danh dự Trung Quốc.
Sáng ngày 16/5, Đặng Tiểu Bình đến nhà thăm Tống Khánh Linh, đồng thời thông báo và chúc mừng bà đã gia nhập Đảng Cộng sản, thực hiện được nguyện vọng nhiều năm của mình. Tống Khánh Linh dù đã rất yếu, vẫn ngước mắt lên nhìn Đặng Tiểu Bình, mỉm cười rồi gật gật đầu. Chiều ngày hôm đó, sau khi kết thúc hội nghị lần thứ 18 của Uy ban Thường vụ, Chủ tịch Quốc hội là Bành Chân và Phó Chủ tịch là Liêu Thừa Chí vội đi xe tới nhà Tống Khánh Linh và báo cho bà biết rằng, Ủy ban Thường vụ đã quyết định phong tặng bà danh hiệu Chủ tịch danh dự.
Ngày 15/5/1981, Trung ương đảng, Thường vụ Quốc hội và Chính phủ Trung Quốc đã ra thông báo số 1 về tình hình sức khỏe của Phó Chủ tịch Tống Khánh Linh. Đây là việc trước nay chưa hề có ở Trung Quốc. Bản báo cáo nói rõ về tình hình bệnh tật của Tống Khánh Linh, đồng thời nói rằng, trước mắt vẫn đang tiếp tục bằng mọi cách để cứu chữa.
Mặc dù người ta cũng đã có những dự cảm về việc bệnh tình của Tống Khánh Linh đang ngày một xấu đi, tuy nhiên, bản thông báo vẫn tạo nên một sự chấn động đối với nhân sĩ khắp nơi. Những bức thư hỏi thăm hàng ngày tới tấp được gửi về địa chỉ nhà Tống Khánh Linh, có ngày có tới hàng trăm lá. Tới 9 giờ sáng ngày 20/5/1981, Tống Khánh Linh đã có một cuộc nói chuyện khá dài với Liêu Thừa Chí, người vẫn ngày đêm túc trực bên giường bệnh của mình. Đây cũng là thời điểm bệnh tình của Tống Khánh Linh đã vô cùng nguy kịch, thế nhưng trong tiếng ho rũ rượi và mệt nhọc, cuộc nói chuyện giữa Tống Khánh Linh và Liêu Thừa Chí đã diễn ra trong vòng 20 phút.
Liêu Thừa Chí nói tiếng Bắc Kinh theo giọng Quảng Đông, Tống Khánh Linh thường nghe không rõ. Còn Tống Khánh Linh thì nói tiếng Bắc Kinh theo giọng Thượng Hải, rất tốn sức lực. Vì vậy, hai người chỉ còn cách là dùng tiếng Anh để nói chuyện với nhau. Liêu Thừa Chí nói: “Thím, thím cảm thấy thế nào”.
“Thím” là cách xưng hô mà Liêu Thừa Chí và chị của mình gọi Tống Khánh Linh từ khi hai người còn tham gia các hoạt động bí mật tại Thượng Hải. Tống Khánh Linh mở mắt, nhìn thẳng vào Liêu Thừa Chí hồi lâu. Mặc dù khi nói, lưỡi của Tống Khánh Linh đã cứng lại nhưng nghe vẫn rất rõ ràng: “Những gì cậu làm vì tôi, tôi rất cảm ơn!”. Việc mà Tống Khánh Linh muốn cảm ơn Liêu Thừa Chí, ấy chính là việc bà được gia nhập đảng và nhận được danh hiệu Chủ tịch danh dự.
Lúc đó Tống Khánh Linh thở rất gấp, muốn nói một câu hoàn chỉnh cũng rất khó khăn. Liêu Thừa Chí lo lắng, nghiêng đầu về phía Tống Khánh Linh để nghe cho rõ. Liêu Thừa Chí cảm thấy không thể để Tống Khánh Linh tiếp tục cố gắng nói như vậy nữa nên nói: “Thím đừng lo lắng. Chúng tôi sẽ làm mọi việc theo căn dặn của thím, tất cả sẽ theo ý thím”. Tống Khánh Linh gật đầu. Đôi mắt đã vằn đỏ những tia máu vì sốt cao vẫn ẩn chứa một ánh nhìn mãn nguyện. Cũng từ sau thời điểm đó, Tống Khánh Linh rơi vào trạng thái nửa hôn mê, không thể nói được lời nào nữa.
Sau đó, Liêu Thừa Chí nói với mọi người rằng, trước khi khi bệnh nặng, Tống Khánh Linh đã nói với người phục vụ thân cận của mình là chị Thẩm rằng: nếu như sau này mình có mệnh hệ gì thì phải mang thi thể về Thượng Hải, chôn ở cạnh cha mẹ mình và chị Lý, Lý Yến Nga, người đã đồng cam cộng khổ với mình trong suốt hơn 50 năm qua. Vị trí đặt mộ cũng được Tống Khánh Linh nói rõ với chị Thẩm, đồng thời còn vẽ một bức tranh minh họa rất rõ ràng.
Ngày 22/5, người em duy nhất còn khỏe mạnh của Tống Khánh Linh là Tống Tử Lương đã đánh điện từ New York về hỏi thăm sức khỏe chị. Bức điện viết: “Nhờ ông Liêu Thừa Chí chuyển cho phu nhân Tôn Dật Tiên: Nghe tin chị bệnh nặng, em rất đau lòng. Cầu chúc cho sức khỏe chị chóng bình phục – Tôn Tử Lương”.
Cùng ngày hôm đó, con gái của Tôn Khoa là Tôn Huệ Anh, Tôn Huệ Hoa và chồng mình là Trương Gia Thiêm từ San Francisco bay về Bắc Kinh thăm bà mình.
Ngày 25/5, họ lại tới thăm Tống Khánh Linh một lần nữa. Tống Huệ Anh và Tống Huệ Hoa gọi khe khẽ: “Bà ơi, bà ơi, chúng cháu từ San Francisco về thăm bà”. Lúc đó, Tống Khánh Linh mở mắt nhìn họ, khe khẽ gật đầu. Chị em Tôn Huệ Anh liên tục nói: “Bà ơi, bà ơi, chúng cháu yêu bà! Mong bà sớm khỏi bệnh”. Tống Khánh Linh nghe xong, khuôn mặt lộ rõ vẻ kích động, lại gật đầu khe khẽ.
Vào lúc 11 giờ tối ngày 28/5/1981, bệnh tình của Tống Khánh Linh đã tới lúc nguy kịch. Bộ trưởng Bộ Y tế và các chuyên gia vội vàng tới cấp cứu. Công việc cấp cứu kéo dài tới hơn 20 tiếng đồng hồ, tuy nhiên hoàn toàn không có kết quả. 8 giờ 18 phút ngày 29/5, Tống Khánh Linh trút hơi thở cuối cùng. Trong thời gian cấp cứu, các cháu gái cũng như người thân của Tống Khánh Linh đều đứng chờ ở bên cạnh giường bệnh cho tới tận giây phút cuối cùng.
Trung ương Đảng Cộng sản, Quốc hội và Chính phủ Trung Quốc quyết định tổ chức tang lễ của Tống Khánh Linh theo nghi thức quốc tang. Các lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như Chính phủ đã tới nhà của Tống Khánh Linh để bày tỏ sự thương tiếc.
Mặc dù người ta cũng đã có những dự cảm về việc bệnh tình của Tống Khánh Linh đang ngày một xấu đi, tuy nhiên, bản thông báo vẫn tạo nên một sự chấn động đối với nhân sĩ khắp nơi. Những bức thư hỏi thăm hàng ngày tới tấp được gửi về địa chỉ nhà Tống Khánh Linh, có ngày có tới hàng trăm lá. Tới 9 giờ sáng ngày 20/5/1981, Tống Khánh Linh đã có một cuộc nói chuyện khá dài với Liêu Thừa Chí, người vẫn ngày đêm túc trực bên giường bệnh của mình. Đây cũng là thời điểm bệnh tình của Tống Khánh Linh đã vô cùng nguy kịch, thế nhưng trong tiếng ho rũ rượi và mệt nhọc, cuộc nói chuyện giữa Tống Khánh Linh và Liêu Thừa Chí đã diễn ra trong vòng 20 phút.
Liêu Thừa Chí nói tiếng Bắc Kinh theo giọng Quảng Đông, Tống Khánh Linh thường nghe không rõ. Còn Tống Khánh Linh thì nói tiếng Bắc Kinh theo giọng Thượng Hải, rất tốn sức lực. Vì vậy, hai người chỉ còn cách là dùng tiếng Anh để nói chuyện với nhau. Liêu Thừa Chí nói: “Thím, thím cảm thấy thế nào”.
“Thím” là cách xưng hô mà Liêu Thừa Chí và chị của mình gọi Tống Khánh Linh từ khi hai người còn tham gia các hoạt động bí mật tại Thượng Hải. Tống Khánh Linh mở mắt, nhìn thẳng vào Liêu Thừa Chí hồi lâu. Mặc dù khi nói, lưỡi của Tống Khánh Linh đã cứng lại nhưng nghe vẫn rất rõ ràng: “Những gì cậu làm vì tôi, tôi rất cảm ơn!”. Việc mà Tống Khánh Linh muốn cảm ơn Liêu Thừa Chí, ấy chính là việc bà được gia nhập đảng và nhận được danh hiệu Chủ tịch danh dự.
Lúc đó Tống Khánh Linh thở rất gấp, muốn nói một câu hoàn chỉnh cũng rất khó khăn. Liêu Thừa Chí lo lắng, nghiêng đầu về phía Tống Khánh Linh để nghe cho rõ. Liêu Thừa Chí cảm thấy không thể để Tống Khánh Linh tiếp tục cố gắng nói như vậy nữa nên nói: “Thím đừng lo lắng. Chúng tôi sẽ làm mọi việc theo căn dặn của thím, tất cả sẽ theo ý thím”. Tống Khánh Linh gật đầu. Đôi mắt đã vằn đỏ những tia máu vì sốt cao vẫn ẩn chứa một ánh nhìn mãn nguyện. Cũng từ sau thời điểm đó, Tống Khánh Linh rơi vào trạng thái nửa hôn mê, không thể nói được lời nào nữa.
Sau đó, Liêu Thừa Chí nói với mọi người rằng, trước khi khi bệnh nặng, Tống Khánh Linh đã nói với người phục vụ thân cận của mình là chị Thẩm rằng: nếu như sau này mình có mệnh hệ gì thì phải mang thi thể về Thượng Hải, chôn ở cạnh cha mẹ mình và chị Lý, Lý Yến Nga, người đã đồng cam cộng khổ với mình trong suốt hơn 50 năm qua. Vị trí đặt mộ cũng được Tống Khánh Linh nói rõ với chị Thẩm, đồng thời còn vẽ một bức tranh minh họa rất rõ ràng.
Ngày 22/5, người em duy nhất còn khỏe mạnh của Tống Khánh Linh là Tống Tử Lương đã đánh điện từ New York về hỏi thăm sức khỏe chị. Bức điện viết: “Nhờ ông Liêu Thừa Chí chuyển cho phu nhân Tôn Dật Tiên: Nghe tin chị bệnh nặng, em rất đau lòng. Cầu chúc cho sức khỏe chị chóng bình phục – Tôn Tử Lương”.
Cùng ngày hôm đó, con gái của Tôn Khoa là Tôn Huệ Anh, Tôn Huệ Hoa và chồng mình là Trương Gia Thiêm từ San Francisco bay về Bắc Kinh thăm bà mình.
Ngày 25/5, họ lại tới thăm Tống Khánh Linh một lần nữa. Tống Huệ Anh và Tống Huệ Hoa gọi khe khẽ: “Bà ơi, bà ơi, chúng cháu từ San Francisco về thăm bà”. Lúc đó, Tống Khánh Linh mở mắt nhìn họ, khe khẽ gật đầu. Chị em Tôn Huệ Anh liên tục nói: “Bà ơi, bà ơi, chúng cháu yêu bà! Mong bà sớm khỏi bệnh”. Tống Khánh Linh nghe xong, khuôn mặt lộ rõ vẻ kích động, lại gật đầu khe khẽ.
Vào lúc 11 giờ tối ngày 28/5/1981, bệnh tình của Tống Khánh Linh đã tới lúc nguy kịch. Bộ trưởng Bộ Y tế và các chuyên gia vội vàng tới cấp cứu. Công việc cấp cứu kéo dài tới hơn 20 tiếng đồng hồ, tuy nhiên hoàn toàn không có kết quả. 8 giờ 18 phút ngày 29/5, Tống Khánh Linh trút hơi thở cuối cùng. Trong thời gian cấp cứu, các cháu gái cũng như người thân của Tống Khánh Linh đều đứng chờ ở bên cạnh giường bệnh cho tới tận giây phút cuối cùng.
Trung ương Đảng Cộng sản, Quốc hội và Chính phủ Trung Quốc quyết định tổ chức tang lễ của Tống Khánh Linh theo nghi thức quốc tang. Các lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như Chính phủ đã tới nhà của Tống Khánh Linh để bày tỏ sự thương tiếc.
Ủy ban tang lễ Tống Khánh Linh ngay trong tối hôm đó đã gọi điện báo cho những người thân của Tống Khánh Linh ở Mỹ, Hồng Kông và Đài Loan. Những người này bao gồm: Tống Mỹ Linh; vợ của Tôn Khoa; con cả của Tôn Trung Sơn là Trần Thục Anh; Tống Tử Lương và vợ; vợ Tống Tử Văn; vợ Tống Tử An; Tôn Mãn; Tôn Càn; Tưởng Kinh Quốc, con của Tưởng Giới Thạch; Tưởng Vỹ Quốc; Tống Ái Linh; con của Khổng Tường Hy và các cháu Tôn Trị Bình, Tôn Trị Cường,… Đồng thời, Ủy ban tang lễ này cũng phát đi thông báo hoan nghênh tất cả mọi người thân của Tống Khánh Linh ở Đài Loan trở về Trung Quốc Đại lục để tham gia tang lễ. Máy bay của hãng hàng không Trung Quốc sẽ bay đến sân bay Bắc Kinh và Thượng Hải, tất cả mọi chi phí đều do ủy ban tang lễ chi trả. Đáng tiếc, tới 1/6, Cục Điện báo Đài Bắc đã phát đi một bức điện khẩn tới Cục Điện tín của Bắc Kinh biểu thị “không tiếp nhận”.
Ngày 2/6, hàng triệu người dân Bắc Kinh đã xếp hàng ở hai bên đường Trường An để đưa tiễn di thể Tống Khánh Linh về hỏa táng tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh. Ngày hôm sau, người dân Bắc Kinh lại tập trung tổ chức lễ truy điệu của Tống Khánh Linh. Lễ truy điệu do Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Hồ Diệu Bang chủ trì, Đặng Tiểu Bình đọc lời điếu văn. Trong điếu văn, Đặng Tiểu Bình đánh giá rất cao Tống Khánh Linh.
Bản điếu văn có đoạn: “Đồng chí Tống Khánh Linh cả đời cúc cung tật tụy, 70 năm như một, đem toàn bộ sức lực của mình cống hiến cho sự nghiệp dân chủ và xã hội chủ nghĩa, cống hiến cho sự nghiệp hòa bình thế giới và tiến bộ của nhân loại. Trong bất cứ tình huống nào, bà cũng kiên quyết giữ gìn các nguyên tắc chính trị của mình. Điều đáng nhớ là, bà không ngừng nỗ lực tiến theo những bước tiến của lịch sử, từ một nhà cách mạng Dân chủ vĩ đại trở thành một nhà Cộng sản chủ nghĩa vĩ đại…”.
Sau khi Tống Khánh Linh qua đời, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới cũng như các chính đảng đã gọi điện, gửi công hàm, thậm chí có nơi còn tổ chức các hoạt động chia buồn. Tới sáng ngày 4/6, tro cốt của Tống Khánh Linh được Đặng Dĩnh Siêu, Ô Lan Phu, Liêu Thừa Chí, Trần Thiêm Hoa,… hộ tống đưa về Thượng Hải. Ngay trong buổi sáng ngày hôm đó, nghi lễ an táng Tống Khánh Linh đã được thực hiện tại khu mộ của dòng họ Tống tại nghĩa trang Vạn Quốc của Thượng Hải.
Tống Khánh Linh vừa là vợ, vừa là bạn chiến đấu trong sự nghiệp cách mạng với Tôn Trung Sơn. Với người Trung Quốc, Tống Khánh Linh là một người vĩ đại, tuy nhiên cho tới tận lúc cuối đời, Tống Khánh Linh vẫn không hề muốn được chôn cất cùng với Tôn Trung Sơn tại khu lăng mộ trên núi Tử Kim, mà “cam tâm tình nguyện” muốn chôn cất ở bên cạnh cha mẹ mình và “chị Lý”, người đã theo phục vụ Tống Khánh Linh suốt hơn 50 năm. Cho tới ngày nay, người ta vẫn chưa hiểu thật rõ về quyết định này của Tống Khánh Linh.
Nhiều người nói rằng, Tống Khánh Linh xứng đáng được chôn cất cạnh Tôn Trung Sơn và dù di nguyện của Tống Khánh Linh có ra sao thì người ta vẫn có thể chôn cất bà ở đây. Tuy nhiên, Israel Epstein, người bạn thân đồng thời cũng là tác giả cuốn truyện ký về Tống Khánh Linh đã viết: “Trong đầu Tống Khánh Linh không bao giờ có hai chữ “đặc biệt”.
Ngày 2/6, hàng triệu người dân Bắc Kinh đã xếp hàng ở hai bên đường Trường An để đưa tiễn di thể Tống Khánh Linh về hỏa táng tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh. Ngày hôm sau, người dân Bắc Kinh lại tập trung tổ chức lễ truy điệu của Tống Khánh Linh. Lễ truy điệu do Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Hồ Diệu Bang chủ trì, Đặng Tiểu Bình đọc lời điếu văn. Trong điếu văn, Đặng Tiểu Bình đánh giá rất cao Tống Khánh Linh.
Bản điếu văn có đoạn: “Đồng chí Tống Khánh Linh cả đời cúc cung tật tụy, 70 năm như một, đem toàn bộ sức lực của mình cống hiến cho sự nghiệp dân chủ và xã hội chủ nghĩa, cống hiến cho sự nghiệp hòa bình thế giới và tiến bộ của nhân loại. Trong bất cứ tình huống nào, bà cũng kiên quyết giữ gìn các nguyên tắc chính trị của mình. Điều đáng nhớ là, bà không ngừng nỗ lực tiến theo những bước tiến của lịch sử, từ một nhà cách mạng Dân chủ vĩ đại trở thành một nhà Cộng sản chủ nghĩa vĩ đại…”.
Sau khi Tống Khánh Linh qua đời, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới cũng như các chính đảng đã gọi điện, gửi công hàm, thậm chí có nơi còn tổ chức các hoạt động chia buồn. Tới sáng ngày 4/6, tro cốt của Tống Khánh Linh được Đặng Dĩnh Siêu, Ô Lan Phu, Liêu Thừa Chí, Trần Thiêm Hoa,… hộ tống đưa về Thượng Hải. Ngay trong buổi sáng ngày hôm đó, nghi lễ an táng Tống Khánh Linh đã được thực hiện tại khu mộ của dòng họ Tống tại nghĩa trang Vạn Quốc của Thượng Hải.
Tống Khánh Linh vừa là vợ, vừa là bạn chiến đấu trong sự nghiệp cách mạng với Tôn Trung Sơn. Với người Trung Quốc, Tống Khánh Linh là một người vĩ đại, tuy nhiên cho tới tận lúc cuối đời, Tống Khánh Linh vẫn không hề muốn được chôn cất cùng với Tôn Trung Sơn tại khu lăng mộ trên núi Tử Kim, mà “cam tâm tình nguyện” muốn chôn cất ở bên cạnh cha mẹ mình và “chị Lý”, người đã theo phục vụ Tống Khánh Linh suốt hơn 50 năm. Cho tới ngày nay, người ta vẫn chưa hiểu thật rõ về quyết định này của Tống Khánh Linh.
Nhiều người nói rằng, Tống Khánh Linh xứng đáng được chôn cất cạnh Tôn Trung Sơn và dù di nguyện của Tống Khánh Linh có ra sao thì người ta vẫn có thể chôn cất bà ở đây. Tuy nhiên, Israel Epstein, người bạn thân đồng thời cũng là tác giả cuốn truyện ký về Tống Khánh Linh đã viết: “Trong đầu Tống Khánh Linh không bao giờ có hai chữ “đặc biệt”.
Đại Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét