...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Những kiệt tác của Michelangelo

Tác giả: Vương Hạo Thiên
'Phán xét cuối cùng': năm 1541, bích họa, nhà thờ Cappella Sistina, Tòa thánh Vatican (Thành quốc Vatican)
(Artrenewal.org)
Trần Nhà thờ Sistine, một địa điểm nổi tiếng ở thành phố Vatican, Rome, choán đầy bởi những bức tranh của Michelangelo, miêu tả những câu chuyện về các vị Thần. Hàng trăm năm qua, người ta đã đến thăm những kiệt tác thật đến lạ thường này.
Khi tâm trí trở nên choáng ngợp, người ta có thể hỏi: ‘Tại sao Michelangelo đã dành cả cuộc đời để tạo nên kiệt tác bất hủ này? Ông đang cố nói điều gì với mọi người?’. Trong nhiều năm, không phân biệt tầng lớp xã hội, người ta đều phải ngước mắt lên chiêm ngưỡng bức tranh tráng lệ được vẽ bởi bậc thầy vĩ đại này.
ERYTHRAE: 'Cô đồng Erythrae,' bích họa, nhà thờ Cappella Sistina, Tòa thánh Vatican. (Artrenewal.org)
Mỗi nét vẽ đều mang theo sự tôn kính và trông ngóng của ông đối với Thiên Đường. Mỗi nét vẽ đều làm nổi bật lên một tâm hồn thần thánh và thuần khiết, một sự đoạn tuyệt với những dính mắc nơi trần tục. Dựa trên đức tin vào Thần, Michelangelo đã vẽ nên sự thần thánh và trang nghiêm trên Thiên quốc.
Ông đã vẽ ra những kết cục khác nhau của người làm điều tốt và làm điều xấu. Ông đã thay đổi môi trường thông thường của nhà thờ thành một nơi thờ phượng cho các thế hệ tương lai. Michelangelo đã sống cả cuộc đời với nỗi gian nan và cô đơn chưa từng có. Nhờ đức tin vào Chúa trời, các tác phẩm của ông đã vén mở điều thần diệu trên từng chi tiết. Đức tin ấy đã đưa nghệ thuật của ông lên đến đỉnh cao của hình thức nghệ thuật, và nhận được sự kính trọng từ các thế hệ họa sĩ trong giới nghệ thuật.
ADAM: Trần Nhà thờ Sistine: Sáng Thế, 'Sự sáng tạo ra Adam' (Artrenewal.org)
Nhiều nhân vật trên trần nhà gần như khỏa thân, nhưng những hình ảnh này không gây ra bất cứ ý nghĩ bất thuần nào cho những người xem chúng. Michelangelo chưa từng lấy vợ. Ông đã dồn tất cả tâm trí vào nghệ thuật. Tâm hồn thuần khiết khi vẽ tranh của ông đã khiến hình ảnh các nhân vật cũng trong sáng như một đứa trẻ vậy.
MICHELANGELO: Tuổi trẻ bần cùng và lập dị, Michelangelo đã tìm kiếm danh vọng, vinh quang và giàu có bằng nghệ thuật của mình. Bị phạt vì tội biển thủ tiền từ một công việc ủy quyền, Giáo hoàng đã giao cho Michelangelo nhiệm vụ vẽ trần Nhà thờ Sistine. Dự án kéo dài cả đời này đã làm ôn hòa hành vi thất thường của Michelangelo trẻ tuổi. (Artrenewal.org)
Khi xem những bức tranh lớn này, ngoài việc bị rung động bởi vẻ trang nghiêm của Thiên Đường, người ta cũng sẽ không có bất cứ ý nghĩ xấu nào và có thể thực hiện sự ước thúc đạo đức trước các tác phẩm của Michelangelo.
Cũng như những người khác, tôi đã tò mò với câu hỏi, “Tại sao ông lại vẽ chúng lên trần?” Đối với tôi, câu trả lời dường như là tin vào Thần là rất trang nghiêm, và chính tín vào Thần đã vượt quá mọi cám dỗ trần tục. Có lẽ vì những lý do này, nên trần nhà là nơi thích hợp nhất cho việc vẽ Thiên Đường. Người ta mãi mãi cần phải có hy vọng và tôn kính với Thiên Đường.
Tại sao ông chọn chủ đề tôn giáo cho kiệt tác của mình?
Từ tác phẩm của ông, người ta thấy rằng ông đã thể hiện đức tin của mình qua các bức tranh. Đây là điều quan trọng nhất trong cuộc đời ông. Từ Sáng Thế cho tới Phán xét cuối cùng, tâm hồn người xem đều bị cảm động sâu sắc. Nó dường như là người ta đang không ngừng loại bỏ đi những thứ xấu.
Đôi khi, tôi dường như thấy nét biểu lộ thần thánh trong ánh mắt và tư thế của các nhân vật. Vì thái độ của con người đối với chính tín có thể là không rõ ràng, méo mó, hay thậm chí là thiếu, Michelangelo đã cố gắng hết sức bày tỏ chính tín của ông trong các bức tranh về những câu chuyện trong Kinh Thánh.
Nếu người ta làm điều xấu hay lăng mạ những ai có chính tín – bất kể đó là Giáo hoàng, linh mục, người thường, hay tín đồ tôn giáo – thì phán quyết trong Phán xét cuối cùng sẽ là có tội, và không có ngoại lệ.
(nguồn:chanhkien.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét