...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Cựu binh Mỹ với cuộc hành trình tìm sự giải thoát

 Những linh hồn phiêu lãng: đồng hành cùng hương hồn liệt sĩ và người còn sống ở Việt Nam1 là câu chuyện về sự hối tiếc đã thôi thúc một cựu binh Mỹ, từng gây ra cái chết của một bộ đội Việt Nam, mạnh dạn quay lại Việt Nam gặp thân nhân của liệt sĩ này.

Độc giả Mỹ cho rằng tác giả Wayne Karlin, được nhiều giải thưởng văn học Mỹ, đã thành công trong việc khắc hoạ những “giao lưu” cảm động của hai linh hồn thuộc về hai thế giới âm dương, và giữa họ với gia đình của mình ở Việt Nam và Mỹ.
Gặp gỡ
Rạng sáng 19 tháng 3/1969, trên đường mòn dốc lên một ngọn đồi ở Pleiku, Nam Việt Nam, đã có cuộc chạm súng giữa đại diện của hai phía cuộc chiến tranh. Họ đều là con nhà nông trước khi dấn vào cuộc chiến. Đó là Hoàng Ngọc Đảm, một bộ đội Việt cộng, con một lính Việt Minh quê miền Bắc VN, và sĩ quan Homer Steedly, con một lính cựu Mỹ của thế chiến II ở Nam Carolina. Steedly đang trải qua nhiệm kỳ thứ hai ở Việt Nam.

Homer Steedly dâng đồ cúng tại nhà liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm. Ảnh: Jessica Phillips
Homer Steedly dâng đồ cúng tại nhà liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm. Ảnh: Jessica Phillips
Bốn mắt gặp nhau. Trước khi Đảm kịp sử dụng khẩu CKC anh vừa gỡ từ vai xuống, Steedly đã nổ cả băng đạn từ khẩu tự động Mỹ vào đối phương đang dương lê lao về phía mình.
Steedly gỡ lấy giấy tờ từ xác người lính Việt cộng, kinh ngạc nhận thấy anh còn quá trẻ…
Ấn tượng
Steedly nhớ lại: “Anh ấy mặc một bộ ka ki, đội một chiếc mũ cát, đều sạch tinh tươm. Ai từng nhìn thấy bụi đỏ ở Pleiku sẽ hiểu rằng không có cách gì giữ mình sạch sẽ ở đó. Quần áo lầm bụi đỏ, bụi đỏ dính đến tận kẽ ngón tay. Vậy mà có một chàng trai đi trên con đường lầm bụi mà vẫn sạch sẽ đến mức hoàn hảo. Hoàn hảo như đang biểu diễn thời trang. Sạch sẽ, tinh tươm đến từng đường tơ kẽ tóc (not a hair out of place)…”
Lúc đó, Steedly cho rằng hoặc đây là một sĩ quan, hoặc là một người vừa nhập vào cuộc chiến. Theo tác giả Wayner Karlin, Steedly đã nhầm. Hoàng Ngọc Đảm, một lính quân y, tới lúc đó, đã trải qua năm thứ 5 của cuộc chiến, qua những trận đánh ác liệt nhất như Tết Mậu Thân.
Khẩu súng trong tay người lính Việt được lau chùi cẩn thận, lưỡi lê bôi mỡ chống rỉ. Trong số giấy tờ có những cuốn sổ được bọc bìa cẩn thận, ảnh đôi nam nữ Việt mặc trang phục cổ truyền dân tộc Kinh, những dòng chữ đẹp, nắn nót trong sổ tay và thư từ. 36 năm sau khi xem lại giấy tờ kỷ vật này, tác giả Karlin vẫn còn sốc vì sự cẩn thận, gọn gàng của người chiến sĩ Việt Nam. Người lính của một quân đội “không có vật gì được vứt đi, không cái gì được phép phí phạm”2 .
Số phận chung
Những day dứt hậu chiến đã khiến Steedly quay lại Việt Nam sau gần 40 năm, để cùng gia đình Hoàng Ngọc Đảm đi tìm lại phần mộ của liệt sĩ này. Steedly và thân nhân của liệt sĩ Đảm, cùng với những người đọc Hoa Kỳ, như bồn chồn như sống lại cái ngày định mệnh và khốc hại ấy (one fateful, and fatal, day). Rồi tác giả Karlin đưa tất cả trên từng bước đi, chìm trong suy tưởng, trên hành trình đưa (hài cốt của) Hoàng Ngọc Đảm về an nghỉ ở quê nhà Thái Bình.

Song thân liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm cùng tác giả Wayne Karlin, CCB Homer Steedly và quan chức ĐSQ Mỹ tại VN. Ảnh: trang điện tử của Mỹ về sự kiện đưa di hài liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm về quê cha đất tổ
Song thân liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm cùng tác giả Wayne Karlin, CCB Homer Steedly và quan chức ĐSQ Mỹ tại VN. Ảnh: trang điện tử của Mỹ về sự kiện đưa di hài liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm về quê cha đất tổ

Lời giới thiệu sách của Amazon kết: tâm hồn Steedly chỉ bình phục sau khi anh ta, từ chỗ đối đầu đến đối thoại với linh hồn  Đảm qua các di vật của liệt sĩ này, đã vươn tới được ý nguyện giúp gia đình Đảm tìm lại hài cốt con mình, đưa về quê nhà.
Thời báo châu Á (Asia Times) nhắc nhở: “Khi nhiều gia đình Mỹ mất con em ở Đông Nam Á khát khao được nhìn thấy con em mình được hồi hương, hàng triệu người Việt vẫn còn thành viên gia đình mình còn nằm trong những ngôi mộ hoang (ý nói không được biết đến), vết thương về tâm lý và tinh thần vẫn còn sâu nặng đến mức người Mỹ không thể hình dung nổi”.
Lột trần "bản anh hùng ca" hư cấu
Cuốn sách Những linh hồn phiêu lãng: đồng hành cùng hương hồn liệt sĩ và người còn sống ở Việt Nam nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình văn học. Sau đây là những lời bình in theo sách.
Báo Roanoke Times chia sẻ: “Sự sám hối và xin được đền đáp tội lỗi là liều thuốc giải khuây (the expiation and atonement are cathartic). Cuốn sách đã minh họa một phương án để xua đuổi những hồn ma quỷ, đang ám ảnh nhiều lính Mỹ đến tận nhà họ. Rõ ràng tác giả Karlin đã có được cảm hứng mạnh mẽ với chủ đề, cân xứng với tài năng văn học của ông”.
Tạp chí CCB Mỹ ở Việt Nam (Veteran-Magazine of the Vietnam Veterans of America) đánh giá: “Một tác phẩm không hư cấu có tính thôi miên, được trình bày hoàn hảo… Tiêu biểu cho chiến tranh Việt Nam, lắng đọng trong người đọc”.

Tạp chí phê bình văn học Kirkus Reviews: “Thuật lại một chuyện cảm động đến sửng sốt của cuộc gặp mặt giữa CCB Mỹ và gia đình người lính VC anh ta đã giết hại… Cho dù họ đã cố hoà giải, cuốn sách vẫn là giọng nói đầy chua xót, nhắc nhở những hậu quả chiến buồn thảm mà cuộc chiến tranh gây ra”.
Tim O’Brien, một trong những tác giả nổi tiếng nhất về đề tài chiến tranh Việt Nam viết: “một cuốn sách hệ trọng, cảm động, hấp dẫn, thành tâm, sẽ trở thành đá thử vàng (touchstone – chuẩn mực) cho văn học Mỹ sau dư chấn của cuộc phiêu lưu vô hạnh ( hạn???)  khủng khiếp của Mỹ ở Việt Nam. Đây là cuốn sách để thử sức chịu đựng. Nhiều thập kỷ đã qua, nó sẽ giúp người Mỹ nhận biết và trải nghiệm những hệ quả mà sự rồ dại đầy sát khí của chiến tranh vẫn đang mang đến”.
Chris Hedges, tác giả nổi tiếng về chiến tranh bình: “Những linh hồn phiêu lãng đã lột trần bản ‘anh hùng ca’ hư cấu vẫn được người ta dùng để che đậy sự đồi bại và thống khổ của chiến tranh (phi nghĩa)… Nó nhắc rằng một khi chúng ta (người Mỹ) đang hạ thuỷ xuống con sông ngăn giữa thế gian và thế giới của sát nhân, thì không thể có đường thoát. Cuốn sách là lời cầu xin được chuộc lỗi, được tha thứ, được cảm thông…”
Lê Minh Khuê (nhà văn VN) viết: “Những linh hồn phiêu lãng cho thấy tài năng của Karlin trong khám phá vẻ đẹp tâm hồn trong đống hoang tàn của chiến tranh và mất mát”.
Hồ Anh Thái (nhà văn VN), bình: “Karlin đã nói bằng ngôn ngữ chung của hai dân tộc, ngôn ngữ của nỗi buồn, nỗi đau, của hàn gắn. Cuốn sách chắc chắn sẽ tìm được độc giả trên cả hai đất nước mà Karlin yêu mến”.
Ai là người chiến thắng?
Có lẽ diễn đàn Nhà sách quốc tế Amazon.com ít khi chứng kiến một cuốn sách mà mỗi phản hồi từ độc giả đều được các độc giả khác nhất trí 100%. Hơn nữa, tất cả các học giả và độc giả tham gia bình sách đều đánh giá nó đạt 5 sao.
Michael Archer (tác giả Một mảnh của đất: Hồi tưởng Khe Sanh /A Patch of Ground: Khe Sanh Remembered) chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ xúc động mạnh bởi một cuốn sách, như khi tôi đọc Những linh hồn phiêu lãng. Ngọn bút đượm tình thương, sự khoan hồng, tha thứ, đã khắc hoạ từng bước đi trên con đường của người cựu binh, ngập trong tuyệt vọng là Homer Steedly, tìm được đường đến (Việt Nam qua) Karlin (một CCB Mỹ quan hệ chặt chẽ với VN sau chiến tranh), theo một cách đi thật lạ.
Nhưng Karlin chính là người có được cả sự cảm thông vô hạn lẫn một tài năng ghê gớm, để có thể nắm bắt cốt lõi của trải nghiệm kiểu này. Tôi không nghi ngờ rằng cuốn sách trung thực và khai sáng này rồi sẽ được xếp vào những cuốn sách được đánh giá cao nhất của nền văn học (Mỹ) về đề tài chiến tranh Việt Nam”.
Một cựu binh Mỹ viết: “Cũng là một lính bộ binh Mỹ ở Việt Nam, tôi có những trải nghiệm tương tự như Homer, và câu chuyện hoà giải này cuốn hút tôi. Nhưng tôi còn thu hoạch được nhiều hơn từ cuốn sách này. Karlin đã thâm nhập sâu vào đời sống các CCB và gia đình họ.
Thông qua những câu chuyện đời thường ấy tôi thấy mình trau dồi được một hiểu biết sâu sắc hơn về những gì tôi từng phải đối diện trong nhiều năm. Sách củng cố thêm nhận thức rằng tôi đâu phải là một anh hùng cao bồi theo kiểu phim Viễn tây (nguyên văn: Lone Ranger - Kỵ sĩ đơn độc, phim sản xuất năm 1933). Đọc sách này sẽ giúp người lính trận thấu hiểu điều gì họ sẽ phải đối đầu rất lâu, sau khi chiến tranh đã được tuyên bố kết thúc”.
Lời bình của một độc giả khác: “Nghĩa vụ của Steedley là phải giúp đưa di hài của Hoàng Ngọc Đảm về quê nhà, gần 40 năm sau khi anh ta giết Đảm trong chiến trận… Hành động này, cùng với sự tự nguyện trả lại các di vật của Đảm đã được gia đình Đảm đáp lại bằng nghĩa cử là chấp nhận Steedley. Sự khoan dung của gia đình Đảm đã ban phước lành cho Steedley, là ánh sáng xua đi màn đen dày đặc đè nặng lên anh ta gần bốn thập kỷ nay.
Karlin đã tỏ rõ một bút pháp tuyệt vời trong suốt cuốn sách. Ông đã không khiên cưỡng khi mô tả những nạn nhân chiến tranh – xét cho tới nay, có quá nhiều nạn nhân chiến tranh (theo nhiều nghĩa) ở cả hai bên giới tuyến, nhất là trong những trận đánh mà Đảm và Steedley từng tham dự.
Nhưng đã có một kết thúc suôn sẻ, gần như có hậu, của tình yêu thương, tin cậy của cả hai phía. Đây (tình hữu nghị giữa hai dân tộc) mới là người chiến thắng thực sự”.

(nguồn:bee.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét