...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Vf sao Vũ Trụ tồn tại bền vững?(phần cuối)


Hà Yên

Xem bài trước:
Nguyên lý bổ sung
Theo quan niệm thông thường, một thực thể là hạt thì không thể là sóng và ngược lại, sóng không thể là hạt, vì hai mặt đó loại trừ lẫn nhau. Nhưng Thế giới Vật lý lượng tử thì có một thực tại hoàn toàn khác: Một thực thể như electron, phôton, vừa có tính sóng lại vừa có tính hạt.

Lưỡng tính sóng – hạt của Electron, phôton…, là đề tài của những cuộc tranh luận kéo dài, gần như suốt thế kỷ XX, đặc biệt là về hệ quả Triết học của nó, Và, đó cũng là tàn lửa cháy âm ỉ trong sự nghi ngờ về tính đầy đủ của Cơ học lương tử, kéo dài hơn hai thập niên lúc bấy giờ.
Dựa vào hệ thức bất định và tính nhị nguyên sóng – hạt , Nhà vật lý lý thuyết Đan mạch Niels Bohr đã đưa ra Nguyên lý bổ sung nổi tiếng để lý giải tính nhị nguyên, cùng những “kỳ lạ lượng tử” như một thực tại Vật lý không thể khác được. Và, Nguyên lý bổ sung được sự hưởng ứng gần như hầu hết các Nhà vật lý, trong cách giải thích Cơ học lượng tử.
Nội dung Nguyên lý bổ sung khẳng định rằng, không thể cộng tích lũy hay tổ hợp các kết quả quan sát từ những thí nghiệm khác nhau để có một hình ảnh đơn nhất về thực tại, mà chỉ có thể xem các kết quả đó là phản ảnh những mặt khác nhau của thực tại. Các mặt này bổ sung cho nhau, nghĩa là chỉ có toàn bộ các kết quả quan sát mới có thể cung cấp đầy đủ thông tin toàn diện vè các tính chất của đối tượng lượng tử.
Theo N. Bohr, chấp nhận nguyên lý này, Cơ học lượng tử có thể xem là một lý thuyết đầy đủ về thực tại. Tính nhị nguyên sóng – hạt và hệ thức bất định là những biểu hiện trực tiếp của nguyên lý này.
Nếu Vật lý học cổ điển, trong Thế giới vĩ mô, gạt bỏ vai trò Con người ra khỏi các tương tác vật lý: Vai trò con người chỉ là “khán giả”của “sân khấu” Vũ trụ, thì Vật lý học của Thế giới vi mô, coi Con người cũng là “diễn viên” tham gia vào mọi “vai diễn” theo kịch bản của Vũ trụ. Sự thật đó được Cơ học lượng tử xác nhận. Nó quyết định chiều hướng của hiện thực, nghĩa là tùy thuộc vào cách thức tiến hành cùng với dụng cụ quan trắc của quan sát viên, mà hiện thực sẽ thể hiện mình.
Nhà vật lý Eugene Wigner thuộc trường phái Princeton (giải thích Cơ học lượng tử) cho rằng, chính Ý thức con người đã làm suy biến Hàm sóng (nghiệm của phương trình Schrödinger), nghĩa là tại thời điểm quan sát, hàm sóng không còn “nguyên bản” mô tả lưỡng tính Sóng – Hạt nữa, mà tức khắc rút gọn về trạng thái đơn nhất, hoặc Sóng hoặc Hạt trước mắt người quan sát. Chính cách nhận thức thực tại Vật lý lượng tử như vậy mà Wigner đề xuất thêm vào một số hạn phi tuyến trong phương trình Schrödinger.
Về hệ quả Triết học, Nguyên lý bổ sung của Bohr hoàn toàn phù hợp với phép biện chứng về nhận thức Thế giới : Tùy theo tình huống, tùy theo góc nhìn, và hơn thế, tùy theo ý thức (nhân sinh quan và Thế giới quan) mà sự vật, theo đó, được nhận thức khác nhau, thông qua hiện tượng bề ngoài của nó. Chỉ có sự bổ sung cho nhau của các mặt, thì chúng mới cung cấp cho ta đầy đủ thông tin của sự vật.
Từ đó ta có thể liên hệ để thấy rằng, phản biện xã hội là một qui luật khách quan của quá trình nhận thức chân lý chứ không phải là đòi hỏi chủ quan của quá trình dân chủ hóa. Mọi biểu hiện nghi ngờ về hệ quả phản biện xã hội, rằng nó có thể gây ra phân tán ý chí, lung lạc định hướng tư tưởng chính trị, đều là duy tâm chủ quan. Bỡi vì chỉ có phản biện xã hội mới có thể cung cấp thông tin đầy đủ nhất từ nhiều góc độ khác nhau của hiện thực. Chỉ có như thế mới có thể đưa ra quyết sách chính xác thúc đẩy xã hội phát triển đúng hướng.
Nhờ phương pháp luận nhận thức như vậy, mà những gì được coi là “sự kỳ lạ lưọng tử”, đã được nhận thức đúng. Nó không chỉ là thuộc tính của thế giới vi mô, mà thông qua “Tương ứngTự nhiên – xã hội”, chúng cũng ứng nghiệm cả trong Thế giới vĩ mô, như những hệ quả Triết học mà Nguyên lý bổ sung đã mang lại.
Trong đời sống cộng đồng, ta thường nghe câu mở đầu lý giải sự đời, rằng : “Cái gì cũng có hai mặt của nó”. Đó là lời lý giải thấu tình đạt lý trong mọi đề tài tranh luận. Nó thấu tình, vì tự nó là một bằng chứng vô tư trong mọi lúc. Nó đạt lý, vì cơ sở Khoa học và Triết học mà nó được dẫn xuất ở mọi nơi. Cơ sở Khoa học của nó là lưỡng tính sóng – hạt trong cấu trúc vi mô của vật chất. Cơ sở Triết học của nó là biện chứng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong một sự vật.
Vận động là linh hồn của tồn tại vật chất. Vận động là Thông tin trực tiếp, phản ảnh sự đấu tranh giữa các mặt đối lập để đi đến thống nhất. Lưỡng tính và Đối xứng là cặp song sinh có từ lúc khai sinh Vũ trụ. Cái này thông qua cái kia để phản ảnh thực tại toàn bộ đời sống Vũ trụ : Nếu đối xứng khơi mào cho sự hình thành, thì phá vỡ đối xứng khơi mào cho sự phát triển.
Hai cực “Âm” và “Dương” là cặp đối xứng, bản chất đối lập nhau nhưng cùng tồn tại trong thể thống nhất của một nguồn tích điện năng. Nếu kết nôi hai cực Âm và Dương (phá vỡ đối xứng) thì lập tức xảy ra phản ứng chuyển hóa năng lượng, kèm theo một dòng điện mạnh giải phóng ra mạch ngoài.
Đôi xứng Âm – Dương (khí) là cốt lõi của Triết học Phương đông (Âm dương ngũ hành) trong nhận thức về vận hành củaVũ trụ và của sinh thẻ.
Thực và Ảo là hai mặt đối lập, nhưng chúng thống nhất trong Thế giới số, chẳng hạn :
- Số ảo i = -1 liên kết với trường số thực và, trong nhiều trường hợp, sự liên kết đó đi đến lời giải bài toán nhanh hơn. Quá trình tương tác với trường số thực, số ảo tự biến thành thực, và nhất quán trong không gian Số thực.
- Một sự kiện khác: Ta soi mình vào gương, ảnh trong gương là ảo. tuy diện mạo giống ta, nhưng không phải là ta. Ta và “kẻ trong gương” chỉ là một cặp đối xứng, thống nhất trong một hệ quang học, nhưng đối lập nhau về hướng hành động. Chẳng hạn, nếu ta chìa tay phải ra để trao cho “hắn” cái bắt tay thân mật, ta sẽ ngỡ ngàng lúng túng khi thấy “hắn” đưa tay trái của mình ra… Trong khi ta cầm bút tay phải, viết nắn nót cho “hắn” chữ TẦM thì “hắn” lại cầm bút bằng tay trái và viết cho ta chữ MÂT. Rõ ràng hành vi của ta và của “hắn” theo chiều hướng đối lập nhau, nhưng, chính vì thế, bổ sung cho nhau những thông tin đầy đủ của một thực tại Vật lý, được phát biểu dưới dạng các định luật quang hình.

- Những hiện tượng và sự vật viện dẫn trên đây cho thấy rằng sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong một thực thể là thuộc tính phổ quát trong Tự nhiên. Nếu trong Thế giới các hạt cơ bản (những đơn vị nhỏ nhất của Vật chất), chúng tồn tại dưới dạng tiềm năng, nhưng thông tin từ chúng vừa có tính vật chất vừa có tính giả ý thức, vi vậy đối với chúng,“lưỡng tính” là bản chất trội, thì trong Thế giới vĩ mô (Thế giới của khối lượng lớn) chúng được vật chất hóa và tồn tại dưới dạng cụ thể. Quán tính của khối lương trở thành tính trội, đã làm “nhòe” bản chất lưỡng tính nguyên sơ của chúng. Có thể coi lưỡng tính cũng là hệ quả của Nguyên lý tiết kiệm Oscam: Lưỡng tính sẽ là lưỡng năng, lưỡng năng sẽ là lưỡng dụng. Nhờ đó mà Vũ trụ không cần sở hữu một số lượng thực thể vô hạn để làm ra cái hiện thực vô hạn như Vũ trụ hôm nay.
Tóm lại, Nguyên lý bổ sung là một nguyên lý về nhận thức. Nhận thức cơ chế vận động tùy biến của vật chất và hiện tượng, mà chân lý của nó chỉ có thể được nhận thức từ kết quả quan sát ở mọi cơ hội, mọi góc độ khác nhau. Thực tại này của Thế giới vật chất đã từng gây tranh cãi trong lịch sử Khoa học và Triết học trong quá khứ. Lý do chính là sự liên tưởng, trao cho Vật chất vô tri một ý thức ở cấp độ nào đó bằng cái nhãn “tùy biến”. Một ý tưởng manh nha từ hành vi của hạt électron và phôton từ thí nghiêm hai khe rất nổi tiếng trong Vật lý học. Rõ ràng, hiện thực Thế giới cần phải như vậy, để có thể làm cho cấu trúc Vũ trụ luôn trong trạng thái bền vững, bất chấp mọi quá trình hỗn độn và ngẫu nhiên tiềm ẩn trong đời sống của nó.
Vì thế, Nguyên lý bổ sung vừa là nguyên lý của bản thể luận vừa là nguyên lý của nhận thức luận. Tùy tình huống cụ thể mà hệ bộc lộ diện mạo khác nhau để hài hòa trong cái toàn bộ của hiện thực được quan sát.

(nguồn:chúng ta.com)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét