...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

HOA TRÊN MỘ


thơ của Lưu Xuân Thanh
 
(tranh Tô Ngọc Vân)
       Mẹ nói với em, thương con trai
                bạch diện thư sinh ra đi có thể không về , nó vẫn cười hào sảng
       Mẹ bảo có người thấy anh hành quân ở núi ấy
   Biết anh ở nơi xa, chiều mẹ em đưa người lên núi Thiên Thai , chùa Hàm Long , Phật Tích , Tiêu Sơn 
         may gặp được thằng Tèo của mẹ
   Bao năm mẹ mòn mỏi anh vẫn biệt tin , mẹ bảo em sang sông chắc gì anh còn sống
  Ngày theo chồng em khóc , mẹ vỗ nhẹ lưng em và cười trong tiếng nấc : ngày vui sao lại khóc hả con
   em gục đầu vào ngực mẹ, tìm lại mặn nồng năm tháng cũ của anh
   Mẹ chẳng thể đợi anh hồi hương
           mẹ đã về trời ngày mười ba tháng bảy.


Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Ấn Độ ‘dồn’ thêm máy bay nhằm vào Trung Quốc



Ấn Độ gần đây đã khởi động lại căn cứ không quân Panagarh ở phía Tây Bengal, căn cứ đã được người Mỹ phát triển trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, để triển khai máy bay nhằm vào Trung Quốc.
Ấn Độ ’dồn’ thêm máy bay nhằm vào Trung Quốc - Tin180.com (Ảnh 1)
Có máy bay tiếp dầu hỗ trợ, Su-30MKI sẽ như hổ mọc thêm cánh

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Vị quan tòa nổi danh chưa bước qua giảng đường trường luật


 Dù chưa có bất cứ một văn bằng nào liên quan đến ngành luật. Hoàng Trung Tiếu trở thành vị “bao công” xử hàng trăm vụ án cộm cán những năm thập niên 70, 80 của thế kỉ trước.


Người nổ phát súng đầu tiên vào đồn Pháp
Chàng trai có cái tên ngắn gọn Hoàng Tiêu sinh năm 1923 tại Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vì tham gia trong phong trào yêu nước ở Lạng Sơn mà bị giặc Pháp treo lệnh truy nã gắt gao. Không chịu nổi với cảnh “nước mất nhà tan”, Hoàng Tiêu lên xe về Hà Nội lẩn tránh sự truy đuổi của nhà cầm quyền Pháp. Tại đây, ông có một chân trong tờ Thông tin văn hóa Chủ nhật nhưng được một thời gian, do thân phận có nguy cơ bị lộ, ông phải lên tàu vào Nam lánh nạn.
Chụp cùng với các đồng nghiệp tại Phú Thọ năm 1958

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Số Phận Cợt Đùa ...


thơ của Lưu Xuân Thanh
 
 ( cứu trợ ảnh trên mạng)
 
    Bão táp cuộc đời  
          chẻ đôi ta ra hai phía không nhau 
   Em gót son lênh đênh ngàn trùng khơi tìm phù hoa nơi xứ lạ,
   anh khờ khạo ngủ mơ trên bức họa thời gian, gặm nhấm ảo huy hoàng, uống cạn tương lai rách nát.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

NHỮNG HÌNH ẢNH XÚC ĐỘNG VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP



Dưới ống kính chuyên nghiệp của nhiếp ảnh Nguyễn Trọng Nghị, hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà nó còn là kho tư liệu vô giá cần được lưu truyền.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một vị tướng tài ba, một nhà cách mạng nổi tiếng, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người ưu tú của dân tộc, một người anh cả của QĐND Việt Nam - Chủ tịch danh dự Hội CCB Việt Nam, được nhân dân cả nước yêu mến và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.

Chia sẻ cảm xúc về những bức hình chụp Đại tướng, nhiếp ảnh Nguyễn Trọng Nghị cho biết: "15 năm qua, với hơn 500 lần bấm máy là 500 cảm xúc khác nhau. Những ánh mắt, nụ cười, những cái bắt tay, cử chỉ ôm hôn thắm thiết của Đại tướng thật xúc động…Những cảm xúc đó chính là tấm lòng mà tôi muốn dâng tặng chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 tuổi trường thọ (25/8/1911 – 25/8/2012)".
 
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh của Đại tướng được ghi lại qua ông kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Nghị:
alt

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Cây me - hồn phố Sài Gòn xưa



 Có mặt ở Sài Gòn gần hai thế kỷ nay, nhưng cây me đã chứng kiến bao thăng trầm của thành phố này.
Vào những năm đầu khi Sài Gòn vừa bị đánh chiếm (1863 – 1865) và còn nằm dưới quyền cai trị của các đô đốc, thì Hải quân Pháp đã trồng hàng loạt cây me. Những cây me của các đô đốc, có người gọi như vậy, đã đánh dấu những năm tháng đầu tiên của nhà cầm quyền thực dân trên đất Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ. Đến giờ nó vẫn còn in bóng mát trên nhiều đường phố Sài Gòn.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Bất ngờ về nhân vật giữ hầu bao ngân khố Đức Quốc xã


 Giám đốc nhà băng của Hitler, Hjalmar Horace Greeley Schacht là người đã giải quyết triệt để những khó khăn kinh tế cho nhà độc tài. Schacht được coi là nhân vật kinh tế xuất chúng của Đức Quốc xã, tuy không phải là đảng viên Quốc xã nhưng rất nhiệt tình ủng hộ  Hitler
Vị tiến sĩ kinh tế này đã lập nhiều chương trình để diệt trừ nạn thất nghiệp, ổn định tiền tệ và góp công không nhỏ để đưa Hitler lên tầm Thủ tướng để rồi bị chính Hitler nhốt giam trong trại tập trung.
Schacht (giữa) trong một buổi họp với Hitler (phải).

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Phút trải lòng hiếm hoi của tác giả bài thơ “Đôi dép”


 Sau những “tam sao thất bản” quanh bản quyền tác giả bài thơ Đôi dép, chúng tôi có dịp gặp mặt cha đẻ của món ăn tinh thần nổi tiếng ấy.
Trước mắt chúng tôi vẫn còn nguyên sự khắc khổ của một người thợ cơ khí. Hai từ nhà thơ đối với anh là thứ gì đó quá xa xỉ bởi anh tự nhận mình sinh ra chỉ để làm một người lao động bình thường. Một  người thuộc lớp bình dân theo đúng nghĩa nhất của từ này. Anh là Nguyễn Trung Kiên, tác giả bài thơ Đôi dép.
Chuyện đời của “nhà thơ” bất đắc dĩ
Ngôi nhà nhỏ không mấy sáng sủa của gia đình Nguyễn Trung Kiên vẫn còn ngổn ngang sắt thép, những ô cửa lớn bé đang chờ anh thợ cơ khí hoàn thành để giao cho gia chủ. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên bởi con người của một “nhà thơ” từng gây tiếng vang lớn trong diễn đàn tuổi mới lớn về bài thơ Đôi dép. Anh không nhận mình là nhà thơ mà cũng phải thôi vì thơ văn đối với anh chỉ là những giây phút ngẫu hứng sáng tác, suy ngẫm sự đời.
Tác giả bài thơ Đôi dép Nguyễn Trung Kiên

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Cây Bàng Vuông

truyện ngắn của Lê Hoài Lương 


Sếp bảo, cậu xem lại thử sách vở nói về cây bàng vuông thế nào, nó có gì đặc biệt mà không riêng gì mình, gần đây trong thiên hạ rộ lên phong trào chuyển tặng cây bàng vuông chiết từ một đảo đá xa xôi của Tổ quốc. Nghe nói nó chỉ hợp thủy thổ sóng gió ngập mặn và nắng ấm.
Sau một chuyến đi thăm đảo, sếp đem về mấy quả bàng chín anh em tặng. Một trong số đó đã thành cây bàng vuông đang lên xanh trong khuôn viên cơ quan. Sếp hãnh diện khoe với mọi người rằng chỉ nuôi từ hạt cây mới thích nghi với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng rất khác ở thủ đô. Cây bàng mới cao quá đầu người, báo chí đã rất thính nhạy, viết bài, kèm hình cây và người, toàn người nổi tiếng.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Chuyện Tình Như Tiểu Thuyết Của Một Người Nghệ Sĩ


 - Với ông, tình yêu vừa là duyên nợ, vừa là cái đạo ở đời mà kể 3 ngày cũng không hết…

Nghệ sĩ Ngô Đình Long nhớ nhất là “mối tình thơ mộng, vụng dại”, “mối tình sét đánh” và cuối cùng là “mối tình chung thủy” trọn đời của mình. Nói về những người tình của mình, nghệ sĩ Ngô Đình Long không ngần ngại thổ lộ: “Chuyện tình yêu của giới nghệ sĩ có lẽ những người trong cuộc sẽ hiểu hơn ai hết. Với tôi, chuyện tình yêu đến từ khá sớm, nhiều người cho tôi là đa tình, cũng có người cho đó là hạng lăng nhăng, bát nháo…Vì thế, mỗi  lần “nhắc nhớ” về nó thì nói suốt đêm ngày cũng không hết. Rất nhiều nhà văn từng nói vui với tôi rằng, những chuyện tình của tôi có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết dài đến 500 trang giấy”. Nói xong ông cười khúc khích.
Vợ chồng nghệ sĩ Ngô Đình Long

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Ngắm vẻ sexy đầy ma lực của vũ nữ múa bụng



Hãy cùng chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp bốc lửa, hút hồn của những vũ nữ múa bụng qua loạt ảnh hiếm được lưu giữ từ những thế kỷ trước.

Trong tiếng Ả rập, múa bụng hay belly dance có tên gọi là “RaksSharki”, ý chỉ điệu múa phương Đông. Môn nghệ thuật “nửa quý phái, nửa tà đạo” này được xem là nét đẹp truyền thống vô cùng quý giá của các quốc gia Trung Đông, các tiểu vương quốc Ả Rập, Ấn Độ, Ai Cập… từ ngàn đời nay.

Phương Đông xưa với vô vàn bí ẩn và những điều luật khắt khe dành cho phái nữ lại tồn tại loại hình nghệ thuật độc đáo này. Với vũ điệu đầy máu lửa, đam mê và phóng khoáng, các cô gái như được giải phóng đến tột bậc những bó buộc trong tâm hồn.
 

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Người nhạc sĩ với tình yêu nghề bất tận


 Thập niên 60 trong vòm trời tân nhạc Việt Nam chợt sáng lên một ánh sao đó là nhạc sĩ Từ Công Phụng. Dòng nhạc trữ tình sâu lắng, sang trọng và đầy tinh tế của ông đứng riêng một khoảng trời, làm mê đắm hàng triệu trái tim yêu nhạc.
Bất ngờ, bởi mình không bị lãng quên
Giống như các nhạc sĩ khác trong nhóm “ngũ hổ” của âm nhạc Việt Nam là Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng cũng bắt đầu con đường âm nhạc của mình từ khi còn rất trẻ. Hơn 50 năm gắn bó và theo đuổi đến tận cùng âm nhạc, Từ Công Phụng đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên trào lưu, con đường và sắc thái âm nhạc đặc trưng mang tên Từ Công Phụng. Vẻ đẹp của tình khúc Từ Công Phụng được cắt nghĩa theo một cách đặc biệt, độc đáo dù rằng người ta vẫn gọi, vẫn xếp nó vào danh sách tình ca tựa với những sáng tác của Ngô Thụy Miên hay Trịnh Công Sơn.
 
Nhạc sĩ Từ Công Phụng

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Trần Lệ Xuân dùng thân xác củng cố quyền lực nhà chồng


 "Bà cố vấn" được sử dụng làm "chim mồi" để chồng ám sát đại úy tình báo CIA.

Một ngày, Ngô Đình Diệm bỗng nhiên tuyên bố: "Từ sau hiệp định Genève, viện trợ của Mỹ lên đến 250 triệu đô la mỗi năm. Ở Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng không một công dân Mỹ nào cảm thấy tiếc rẻ vì sự đóng góp đó. Bởi công cuộc viện trợ này đã thực hiện có ý thức". Ngay lập tức, báo Scripps Haward đăng bài công kích dữ dội về việc chính quyền họ Ngô sử dụng tiền viện trợ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ký giả Colegrowe viết báo tố cáo về những thối nát và độc tài của chế độ họ Ngô và sẵn sàng đưa ra những bằng chứng tham nhũng tiền viện trợ của Ngô Đình Diệm. Sau khi bài báo được đăng, đại sứ Mỹ và giám đốc viện trợ Mỹ bị triệu về nước để làm sáng tỏ những chi tiết xung quanh bài báo. Dư luận của giới cầm quyền Mỹ đặt vấn đề tìm nhân vật có uy tín và năng lực để thay thế Ngô Đình Diệm vốn đã làm mất lòng dân.
Nhu đã cho vợ đi ngoại tình

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Nước Mắt Thời Gian

truyện ngắn của Phạm Thuận Thành


Mặt trời từ từ bơi lên trên nền trời đầy mây mùa thu vượt khỏi dặng núi Yên Tử xa xa về phương đông. Mây đen bay tứ tung vội vã như lẩn trốn ánh hào quang mỗi lúc mỗi rực rỡ. Nhưng mây còn nặng lắm, đủ làm cho vầng dương trở nên nhợt nhạt như chiếc đĩa bạc. Như chiếc đĩa bạc. Nhợt nhạt. Mỗi khi mây tản giãn ra thì vầng dương lại trở nên đỏ ối như quầng máu đậm đặc. Quầng máu như sắp ập xuống nhân gian.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Hồi ức của nhà văn Ngọc Giao về bài thơ :Hai sắc Hoa ti gôn

    Hai loại ti gôn hồng và trắng
Hai loại ti gôn hồng và trắng (ảnh trên mạng)


   Tiểu sử:

   Ông tên thật là Nguyễn Huy Giao, ngày 5 tháng 5 năm 1911 tại Huế. Quê quán :xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn viết tiểu thuyết, từng là Thư ký tòa soạn của báo Tiểu thuyết Thứ bảy. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)

Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại



 200 năm trước, có một tuyệt kỹ võ công của dân tộc đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian như một vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính.
Huyền thoại một tuyệt kỹ võ công
Trong một lần công tác, chúng tôi có cơ duyên gặp một võ sinh đang theo học võ cổ truyền. Anh bảo thầy của anh là ông Hà Trọng Ngự, “học trò cưng” của cố võ sư Hà Trọng Sơn, người được mệnh danh là “con hùm xám miền Trung”.
Võ sư Hà Trọng Sơn được giới võ học Bình Định biết đến với tư cách là truyền nhân của tuyệt kỹ quyền ba chân hổ, một tuyệt kỹ võ thuật cổ truyền, bí hiểm gần như thất truyền trước đó…
Võ sư Hà Trọng Ngự

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Tại sao Dương Quý Phi, Triệu Phi Yến dâm loạn mà khó thụ thai?


Muốn làn da luôn trắng nõn, Triệu Phi Yến thường nhét vào rốn thứ xuân dược “Hương cơ hoàn”. Nàng ta đâu ngờ, xạ hương – thành phần chính trong loại thuốc này - lại gây vô sinh.



Dương Quý Phi – cung phi tuyệt sắc của Đường Minh Hoàng - được liệt vào hàng tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại. Vẻ đẹp làm hoa cũng phải thẹn của nàng luôn khiến bậc đế vương ngất ngây, mê đắm. Triệu Phi Yến nhờ vẻ đẹp mong manh, kiều diễm với thân hình nhẹ tựa chim yến và tài múa hát đệ nhất thiên hạ cũng nhanh chóng chiếm trọn trái tim Hán Thành đế và leo lên đỉnh chóp bu của danh giá và quyền lực. Hai người họ đều nổi tiếng bởi nhan sắc khuynh quốc khuynh thành, bởi những ảnh hưởng sâu sắc tới đấng quân vương lẫn triều dã. Ngoài điểm chung được nhà vua sủng ái, cưng nựng như báu vật hoàng cung, Dương Quý Phi và Triệu Phi Yến còn chịu chung phận bạc – không con không cái.

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Vì sao bà cố vấn có sở thích “cắm sừng” chồng?


 Mặc dù tỏ ra ăn năn với Nhu nhưng “bà cố” vẫn thường xuyên qua lại với người tình.
Sau khi đi Paris về, mặc dù biết Trần Văn Đôn đã bị thuyên chuyển ra Huế và nằm trong vòng giám sát chặt chẽ bởi lãnh chúa miền Trung – Ngô Đình Cẩn nhưng bà cố vấn vẫn đêm ngày mong nhớ người tình. Chính vì thế, mỗi khi có dịp ra Huế, người đàn bà đa tình này lại tìm mọi cách để gặp Trần Văn Đôn. Và ở đây đã xảy ra một chuyện cười ra nước mắt mà sau này người ta vẫn nhắc đến như một sự trơ trẽn không tưởng của cặp đôi này.
Không biết bao nhiêu lần bà cố “cắm sừng” chồng

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Vì sao có cái tên "Sài Gòn"?

 Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các lý giải về nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi "Sài Gòn".
Thuyết Đề Ngạn: Là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo Aubaret, năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát, phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé). Họ chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau là phố Chợ Lớn. Năm 1782, họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau, họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là "Tai-Ngon", hoặc "Tin-Gan", phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn", đọc theo âm Hán-Việt là "Đề Ngạn". Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây cóon", "Xi cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở, tức chợ Bến Thành ngày nay. Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý.

“Đệ nhất phu nhân” Trần Lệ Xuân và những scandal tình ái

 Đến nay, sau hơn một thập kỷ ngày người đàn bà một thuở này trở về với cát bụi, nhiều người vẫn nói đến cái tên Trần Lệ Xuân mỗi khi nhắc về chế độ Ngô Đình Diệm.

Cũng như bao gia đình quyền quý khác, Trần Lệ Xuân được sống trong nhung lụa, đầy đủ về vật chất. Tuy nhiên sau này, chính người đàn bà đa tình này thú nhận rằng chưa biết đến hạnh phúc là gì. Lúc mang thai Lệ Xuân, bà Thân Thị Nam Trân (cháu ngoại vua Đồng Khánh, em họ vua Bảo Đại) đã có một cô con gái và bà mong muốn đứa trẻ kế tiếp sẽ là trai. Vì vậy, Lệ Xuân ra đời đã phải đón nhận sự thất vọng và chán ghét của mẹ. Lệ Xuân lớn lên trong bầu không khí nặng nề, thiếu vắng tình mẫu tử. Hai mẹ con luôn xung khắc và thường xảy ra cãi vã. Ngay từ lúc nhỏ Lệ Xuân đã có ý nghĩ thoát khỏi gia đình càng sớm càng tốt.
Bà Trần Lệ Xuân

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Nobel Thiên Văn Học về tay nữ Giáo sư Lưu Lệ Hằng gốc Việt


Một lần nữa nữ lưu Việt làm vẻ vang dòng giống Lạc Việt. Nước Mỹ luôn chiêu đãi người tài.
image
Giáo sư LƯU LỆ HẰNG
 

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Phía sau cuộc đời ông trùm nhạc giao hưởng Việt Nam


 GS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam là nhà soạn nhạc Việt Nam đầu tiên có nhiều tác phẩm được công diễn tại nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ít ai biết rằng, cuộc đời người nhạc sĩ này cũng có những nốt trầm buồn sâu lắng.
Cuộc đời của những nỗi chia xa
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam sinh ra tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tuổi thơ của ông lớn lên trong tiếng đạn bom, súng nổ, và những xác người nằm phơi ngoài đồng sau mỗi trận càn của giặc. Chưa đầy mười tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Nam đã theo một người cậu tham gia kháng chiến. Ở đó, ông trở thành đội viên nhí của Ban đời sống mới tỉnh Mỹ Tho, chuyên đi đàn hát phục vụ kháng chiến
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam và vợ Huỳnh Mẫn Chi