Hôm ấy là sáng chủ nhật. ông Khang
chất đầy hàng trên chiếc xe xích lô. Chủ hàng nói: Chở
đến 246/ 9/… Hồng Thập Tự giao cho ông X chủ nhà. Chưa chở xong, ông chủ
hàng đã thanh toán tiền công cho Khang. Đến nơi, Khang xuống xe rồi khom
người xuống đẩy chiếc xích lô lên vỉa hè vào hiên nhà. Hiên nhà lồi lõm nên xe
bị nghiêng và đổ vài thứ xuống. Khang lom khom đưa hàng lên rồi đem vô trong
nhà. Chủ nhà, người đàn ông, mặc quân phục quân giải phóng, hai tay chống
nạnh đứng nhìn. Vừa lúc đó chiếc xích lô dừng bên cạnh xe Khang. Người đàn bà
xuống xe. Nhìn chằm chằm vào Khang vẻ ngạc nhiên rồi vui mừng: Thủ trưởng
Khang! Sao lại thế này ? Em là Mỵ, y tá đây…
Khang không ngước lên mà vẫn cúi chuyển hàng và nói: Bà
lầm rầu, tui là tư Quao, hổng phải Khang. Nói vậy thôi, Khang vẫn nhớ cô y tá
Mỵ, người Thạch Thất, Sơn Tây. Năm 1972, lúc đó là tham mưu trưởng tiểu
đoàn, chính Khang đã đề nghị Ban chỉ huy D cho Mỵ đi học Quân y sỹ… Anh
bạn xích lô chở bà chủ nhà đi chợ về, cúi xuống chuyển hàng giúp Khang. Khang
ngó ông ta, ngạc nhiên, ấp úng: Trời ! là ông. Đó chính là ông chủ xe xích lô
mà Khang thuê chaỵ hàng ngày. Xong việc hai gã đạp xích lô ra ngoài rồi vào một
quán giải khát ở vỉa hè. Họ uống với nhau ly nước mía. Ông chủ xe mời Khang hút
thuốc Palmal của Mỹ. Thế là thành “ đồng nghiệp”…
*
Có những người không bao giờ là một kẻ “ vô tích sự ”. Cho
dù rơi vào hoàn cảnh tồi tệ thế nào đi chăng nữa ! Nhưng lại là kẻ ngu và ngốc
nghếch trước thực tế cuộc sống. Ngu mà cứ tưởng mình năng động.
Ông Khang là người như vậy. Ông từ bỏ cảnh sống nhờ nhung lụa ở đường
Bạch Đằng, Sài Gòn. Nói dối gia đình cô họ ( di cư 1954) là ra Bắc. (
lúc đó ông điều trị bệnh đau đầu tại Quân y viện X. Khang xin ngoại
trú, ngày đó quản lý SQ chưa chặt chẽ như sau này ). Nhưng thực ra ông
Khang đi thuê xe rồi đạp xích lô kiếm tiền tự lo cho mình. Năm đó ông Khang 34
tuổi. Sung mãn về thể xác và cả trí tuệ. Ông nghĩ không gì là không thể.
Ông muốn sống gian khó ở “ Hòn ngọc viễn đông ” vừa thoát khỏi Mỹ xem ra
sao. Quân tư trang ông để vào chiếc valy gửi vào kho của Ban doanh trại, BộTư
Lệnh Sài Gòn Gia Định ( cũng là Uỷ Ban Quân Quản SGGĐ). Mặc bộ quần áo Jaens và
chiếc túi đựng mìn Clomo của Mỹ. để đồ lặt vặt. Ông quyết kiếm tiền đủ để mua
sắm những vật dụng mà ngoài Bắc khi ấy không có. Sau đó ra Bắc nghỉ phép
chế độ, sau chiến tranh theo quy định của quân đội. Chủ xe là người là
người trắng trẻo vẻ nho nhã, phúc hậu. Không hỏi giấy tờ tùy thân của ông
Khang ( lúc đó ở trong Nam
là Thể Căn Cước). Nhưng ông Khang vẫn đưa giấy tờ cho ông chủ xe coi – Chứng
Minh Thư Sĩ Quan QĐNDVN. Có cả giấy của Uỷ Ban Quân Quản tp Sài Gòn Gia Định
cho Khang được phép xử dụng súng ngắn K59. Ông chủ xe trố mắt nhìn với vẻ
ngạc nhiên. Im lặng rồi chỉ năm chiếc xe cho ông Khang tự chọn một
chiếc. Chủ xe hướng dẫn tóm lược cách chạy xe rồi bảo ông Khang lên
xe. Ông ta hướng dẫn cụ thể. Ông Khang bắt đầu hành nghề đạp xích lô từ đó.
Chiều ông Khang đem xe về nhà chủ, thanh toán tiền thuê trong ngày theo
thỏa thuận. Chạy xe cả ngày mà không đủ tiền nộp cho chủ xe. Chủ xe
nói: Tôi miễn tiền thuê một tuần đầu tiên, để ông quen và có chút đỉnh mà xài.
Tối, ông có thể chạy xe kiếm tiền và ngủ ngay trên xe, ở đâu cũng được.
Hoặc giả ngủ ngay ngoài hè nhà tôi. Ông chủ xe nghĩ Khang là “ lực lượng mật”
của quân giải phóng cách mạng…Ông Khang không muốn làm phiền. Tối, ông
vẫn chạy xe kiếm tiền và lên Lăng Cha Cả và ngủ lại .
Thời gian ông Khang và ông là “ đồng
nghiệp” chỉ có hai tuần. Vậy mà không thể quên nhau. Ông hơn ông Khang vài tuổi
là một người học rộng, bặt thiệp, nụ cười luôn nở trên môi. Còn ông Khang có bộ
mặt khó ưa, lúc nào cũng đăm chiêu, chưa bao giờ cười thành tiếng. Thường
uống rượu. Sống khép kín. Trái khoáy như thế mà thân nhau. Thật lạ.
Ông chủ xe là Trịnh Sơn Tiếu ( dòng dõi chúa Trịnh),
gốc người xứ Thanh vào đông Nam
bộ đã ba đời. Ông đã từng du học tại Hoa Kỳ bốn năm. Về lại Việt Nam ,
ông làm thông dịch viên cho giám sát viện Tòa đô chánh Sài gòn. Khi
quân giải phóng vào Sài Gòn. Vợ con ông Tiếu xuống tầu thủy của Mỹ đi di tản.
Ông Tiếu bị thất lạc vợ con vì về không kịp. Ông đến trình diện, khai rõ
với chính quyền cách mạng. Ông không phải tập trung cải tạo mà làm việc cả ngày
đêm với những giấy tờ của Mỹ để lại. dịch những tài liệu mật đó cho UBQQ. Khi một
số dịch giả miền Bắc vô SG. Ông được ủy ban QQtp SGGĐ cho về nhà.
Có giấy xác nhận: “ Đã học tập cải tạo xong và làm việc tốt … ”
Còn ông Khang? Là sĩ quan có “ số má ” hẳn
hoi. (Nghĩa là có Chứng Minh Thư Sĩ Quan QĐNDVN ). Chính ông cũng
không thể lý giải tại sao hồi đó ông hành động như vậy ? Bị khùng! Hay đó là sự
xắp đặt vô hình như tiền định cho vận mệnh chìm nổi của ông thời hậu chiến ?
Cũng có thể gọi là thần kinh không bình thường do di chứng của thương tật, như
bác sỹ Quân y đã ghi trong sổ hồ sơ sức khỏe!. Một điều không thể không có, đó
là lòng tự trọng. Khang chẳng muốn như không ít người thời ấy " Nam
nhận Họ - Bắc nhận Hàng ". Bà cô cho nhiều thứ Khang không nhận. Ông Tiếu
cũng vậy, Khang chỉ nhận thuốc lá Palmal, càfee và số tiền thuê xe hai
tuần ông ấy cho lại.
Sau đó hai ông chia tay nhau, mỗi người mót phương,
mất liên lạc. Con người thướng sống với không gian, thời gian ba chiều quá
khứ hiện tại và tương lai. Nên ông Khang vẫn nhớ người “ đồng nghiệp bất đắc dĩ
”. Những kỷ niệm đẹp, việc làm đầy tình nghĩa ông Tiếu dành cho ông Khang
in đậm trong trí nhớ…
*
Cho đến ngày 25 tháng 11 năm 2011. Chị vợ của ông Khang từ
Ca Na Đa về nước đến thăm. Dẫn theo một vị khách oai vệ mà giản dị. Ông Khang
vui mừng mời họ vào nhà an tọa. Ông Khang đi pha trà. Để bình trà lên bàn.
Khang nhìn khách, khách nhìn Khang. Ông khách đứng lên. Rồi hai người
tiến lại gần nhau. Ôm chặt lấy nhau, tay vỗ nhẹ vào lưng nhau. Cả hai lên tiếng
cùng một lúc : Khang – Tiếu . Họ quay lại gần bốn mươi năm trước – Những gã trí
thức đạp xe xích lô. “ Đồng nghiệp ” ngắn ngày mà cả đời vẫn nhớ ...
Quy
Nhơn 12 -2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét