( Phần hai : Thời Đi Học 2 )
… Năm 1949 tôi không học chữ Nho nữa , ra nhà
cô ở phố hàng Đồng , Hà Nội để đi học . Nhà tôi cách Hà Nội hai mươi lăm cây số
. Khi đọc thông viết thạo.Tôi trốn học
theo lũ bạn ở phố hàng Khoai đi bán Báo trên chuyến tàu hỏa Hà Nôi - Hải
Phòng và ngược lại . Tôi còn nhớ thằng bạn nó dạy tôi câu thơ :
Tôi chỉ là
đứa trẻ con bán báo
Khắp phố
phường chân sáo chạy tung tăng
Nghề nhỏ mọn
làm chi mà vênh váo
Bán văn
chương ai dám bảo nghề hèn.
Lúc đó tôi
không biết những câu thơ đó của ai . Sau này tôi biết tác giả là bác Tú Mỡ ,
thi sỹ Hồ Trọng Hiếu .
Sau đó cô tôi
phát hiện , quản lý tôi chặt buộc tôi đi học . Năm 1953 tôi về quê ăn tết
Nguyên đán rồi không ra Hà Nội nữa . Tôi học võ , do võ sư Nguyễn Ngọ Lựu ,(
người huyện Cẩm Giàng , cùng làng với nhà văn Nhất Linh ) ông lấy vợ là cô họ
tôi bà Lưu Thị Phán … Năm 1954 tôi chính
thức học lớp nhất , tại trường tiểu học
xã (Trường nằm trên khuôn viên khu đất của GS Nguyễn văn Chiển vị Tiến sĩ đầu
tiên chuyên nghành địa chất của Việt Nam), cách nhà khoảng hơn một cây số. Thời
đó trong lớp có nhiều độ tuổi, đa phần là con trai, lớp của tôi có chừng bốn, năm
nữ sinh. Tôi thuộc loại nhỏ nên được ngồi bàn thứ ba; Bàn tôi có 4 đứa: Thanh,
Trần văn Chương, Nguyễn văn Ngọ và Trần thị Kim Giang. Thày dạy lớp tôi, người
ta vẫn gọi “Ông giáo Huấn” . Thày mặc quần trắng, áo dài thâm, đội khăn xếp, mái
tóc bạc phơ, chân đi guốc mộc. Thày rất nghiêm khắc. Trên bàn ngoài sách, phấn
còn có cây roi mây, tôi là một trong vài ba trò nhiều lần bị đánh đòn. Mới học
được khoảng một tuần, Kim Giang đã bị đổ mực vào vở, thủ phạm là tôi. Thày đã
“khai trương ” cây roi vào mông tôi. Tan học tôi phục thù. Buổi học hôm sau thày
phạt tôi quỳ trong lớp suốt giờ ra chơi. Tôi nói với Giang: “ Mày còn thưa thày,
tao sẽ đánh đau hơn ”. Giờ ra chơi hôm sau Giang cho tôi quả thị chín mùi thơm
ngào ngạt, từ đó tôi để Giang “bình yên”. Tôi chơi thân với Hà, Vũ, Thu (Thu là
con gái ông ký An, hơn tôi chừng 4 tuổi, cha của Thu cũng đi tham gia kháng
chiến), Hà chỉ cho tôi cách chơi bi, đánh đáo và cho tôi kẹo; Vũ thường đưa tôi
về nhà lúc ra chơi (nhà Vũ cách trường chừng hơn 100mét), Vũ hay ăn bánh rán và
bao giờ tôi cũng có phần. Thu thích ăn kẹo bạc hà, trong cặp bao giờ cũng có. Tôi
không thích kẹo bạc hà, nên Thu cho tôi lại cho Kim Giang, khiến Thu hờn …
… Một sáng thứ hai, buổi chào cờ và đọc lời huấn dụ của quốc
trưởng Bảo Đại! Hà và tôi đi học trễ. Bị thày Trần xuân Ngãi bắt đứng dưới cột
cờ, sau khi đọc xong huấn dụ cả hai bị phạt đánh ba roi vào mông. Lần đầu Hà bị
đánh nên đau đớn, còn tôi chẳng thấy đau, nhìn thày Ngãi vẻ thách thức, bị thày
phạt thêm hai roi nữa. Tối về nhà mẹ phát hiện có năm vết roi, hai vết rớm máu.
Lý do tôi đi học trễ là cứu bạn. Hà bị mấy đứa trẻ chăn trâu chặn đánh, vì
không đem kẹo nộp tụi nó (nhà Hà bán hàng tạp hóa, có cả bánh kẹo). Tôi đã đánh
bọn chúng bỏ chạy! Tôi rất tự hào, khi Hà kể lại cho các bạn nghe. Trong mắt
bạn học tôi gần như thần tượng …
Khi học hết
lớp nhất thì cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp kết thúc (tháng 7-1954). Năm
học mới học theo hệ phổ thông mười năm, tôi học lớp 5 trường cấp hai của Tỉnh gồm các huyện nam sông Đuống, các anh Nguyễn Văn
Chương, Nguyễn Duy Phi, Duy Khoát học lớp trên . Tôi đồng trang lứa với Nguyễn
Phan Hách, Ngô Dình Loan, Cao Văn Sử , Trần Xuân Thục…
Tuổi học trò
ngây thơ , trong trắng … Những kỷ niệm đầu đời ngọt ngào theo tôi đi cùng năm
tháng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét