(TNTS) Năm 2004, tôi gặp ông Lê Huy Ngọ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa viết đơn xin từ chức bộ trưởng. Hôm ấy, chúng tôi uống với nhau ly rượu. Ông có vẻ rất vui. Trong cuộc tửu hứng, ông kể một câu chuyện khá ngộ nghĩnh.
Chuyện rằng khi còn tại chức bộ trưởng, ông đi dự nhiều cuộc hội nghị, cảm thấy khổ tâm vì những lời kính thưa quá nồng nhiệt của các vị trong ban tổ chức. Vị nào dẫn chương trình, đọc diễn văn hay phát biểu ý kiến cũng “Kính thưa ông Lê Huy Ngọ” rồi sau đó liệt kê ra một loạt chức danh của ông.
Năm 2004, ông viết đơn xin từ chức bộ trưởng, được cấp trên chấp thuận. Thế nhưng kế hoạch của bộ đã vạch ra cả tháng trước đó là hai tuần sau sẽ có một cuộc hội nghị về việc lai tạo đàn bò giống cho cả nước mà ông là người chủ trì. Kế hoạch mang tầm cỡ chiến lược về chăn nuôi đã lên, chương trình đã định sẵn nên dầu không còn làm bộ trưởng nữa, ông vẫn phải đến để chủ trì hội nghị.
Thấy ông đến, người giới thiệu chương trình có vẻ lúng túng. Ông ta thẳng thắn hỏi ông Lê Huy Ngọ: “Thưa chú, lát nữa cháu giới thiệu chú với hội nghị thế nào đây ạ?”. Ông Ngọ cười vui: “Anh cứ nói hôm nay có ông Ngọ đến là đủ rồi”. Quả nhiên, khi giới thiệu chương trình, người ấy chỉ nói: “Hôm nay, có ông Lê Huy Ngọ đến chủ trì hội nghị của chúng ta”. Ngôn ngữ ngắn gọn như vậy nhưng đại biểu vẫn nồng nhiệt vỗ tay. Người ta quý ông Lê Huy Ngọ bởi ông là bộ trưởng đầu tiên xin từ chức.
Ông Lê Huy Ngọ cảm thấy lòng thanh thản. Đó là lần đầu tiên, các đại biểu lên phát biểu ý kiến đều không tốn thời gian nói dài dòng những chức danh mà ông từng đảm nhiệm ngoài sáu chữ cần thiết “Kính thưa ông Lê Huy Ngọ”. Theo ông, quan hệ ứng xử giao tế trên đời chỉ cần sáu chữ như vậy là đủ. Qua câu chuyện vui, tôi biết ông Lê Huy Ngọ là một người giản dị, thoáng đạt.
Kính thưa là một cách nói nhằm thể hiện lòng quý mến, kính trọng của cấp dưới đối với cấp trên, của người trẻ đối với người lớn tuổi hơn, của chủ đối với khách. Kính thưa là một thứ ngôn ngữ ứng xử cần thiết, góp phần làm nên tôn ti, trật tự. Nó luôn được dùng đến trong ngôn ngữ ngoại giao, lễ lạt, hội nghị.
Thông thường, một người có thể kiêm nhiệm nhiều chức vụ. Những chức vụ ấy làm nên các chức danh khác nhau. Thí dụ một vị chủ tịch huyện (chức vụ chính) có thể là phó bí thư huyện ủy, tỉnh ủy viên, thành viên hội đồng nhân dân tỉnh, trưởng ban phòng chống bão lụt huyện, chủ tịch hội đồng thi đua huyện, trưởng ban khuyến học huyện, chủ tịch hội đồng kỷ luật huyện, trưởng ban điều hành ngân sách huyện… Trong các chức vụ, chức danh ấy chỉ có một chức vụ, chức danh cao nhất.
Chức vụ, chức danh cao nhất xác định trách nhiệm, quyền hạn, phẩm giá của con người sở hữu nó. Thí dụ ông chủ tịch huyện có quyền phát biểu trong các cuộc họp hội đồng nhân dân tỉnh, ra lệnh cho các xã đắp đê chống lũ, khen thưởng người có công, khen thưởng người biết chăm lo cho học sinh, cách chức một cán bộ xã vi phạm, đồng ý hay bác bỏ một khoản kinh phí xây dựng…
Người ta vẫn thường cười các triều đại phong kiến quân chủ Trung Quốc, cho rằng nó làm mất nhân phẩm con người quá. Nói vậy là đúng trong những nghi thức thể hiện như nạn quỳ bái, tung hô. Nhưng hãy để ý mà xem, khi “kính thưa”, quy ước ngôn ngữ của phong kiến Trung Quốc rất gọn nhẹ. Hoàng hậu, mệnh quan đến thứ dân khi nói chuyện với hoàng đế đều chỉ dùng một trong các ngôn ngữ xưng tụng sau đây: Tâu bệ hạ, tâu hoàng thượng, tâu thánh thượng, khải bẩm hoàng thượng, muôn tâu vạn tuế gia, kính trình thánh thượng...
Trong quan hệ ngoại giao quốc tế hiện đại, lời kính thưa cũng rất ngắn gọn. Thí dụ bà Thủ tướng Thái Lan có đi thăm nước Mỹ, hội kiến Tổng thống Mỹ thì bà cũng chỉ nói “Kính thưa Tổng thống Obama”. Ông Obama có đáp lễ thì cũng chỉ nói “Kính thưa Thủ tướng Yingluck Shinwatra”. Thế là đủ lễ nghi ngoại giao. Người ta dư biết cả ông tổng thống và bà thủ tướng còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhưng ngôn ngữ ngoại giao không cần đến những điều ấy.
Việt Nam là một nước văn hiến, biết tôn trọng tôn ti, thứ bậc. Thế nhưng không hiểu do đâu, văn hóa kính thưa trong lễ nghi của chúng ta dài dòng quá. Trong những hội nghị hay lễ lạt, ban tổ chức và những người lên phát biểu đều phải “kính thưa” rất nhiều người; mỗi người như vậy đều được liệt kê nhiều chức vụ, chức danh. Hình thức giao tế quá đáng như vậy tạo ra nhiều hiệu ứng phản cảm. Người tham dự nghe mãi đâm chán, không biết cấp trên được giới thiệu làm chức vụ hay gọi chức danh gì là cao nhất. Sự lặp đi lặp lại các chức vụ, chức danh đó làm mất thì giờ, kéo dài hội nghị hay buổi lễ ra một cách không cần thiết. Những vị lãnh đạo có lòng tự trọng được giới thiệu mãi tên và chức vụ mình nhiều lần cũng không lấy làm vui.
Bần đạo từng tham dự một buổi lễ khai mạc năm du lịch của một tỉnh. Người dẫn chương trình thực hiện phần giới thiệu đại biểu đúng bảy phút – tương đương 840 chữ với tốc độ đọc (nói) bình thường. Mỗi vị đại biểu được liệt kê ra nhiều chức vụ, đứng lên chào, khán giả vỗ tay rồi ngồi xuống, trung bình hết một phút. Cuối buổi lễ, bần đạo hỏi giới thiệu làm gì cho dài lắm vậy. Người dẫn chương trình mà rằng: “Nếu tôi không giới thiệu đầy đủ các chức danh thì e là sẽ bị ông ấy hoặc trưởng ban tổ chức rầy rà ngay”.
Biên niên sử của các tờ báo địa phương từng cho biết rằng có những tổng biên tập, phó tổng biên tập nội dung, thư ký tòa soạn và nhà báo đưa tin từng bị xài xể khi đưa không đủ về chức danh, chức vụ của một vị lãnh đạo. Lại nữa, nhà báo có khi nhầm lẫn, đưa chức vụ nhỏ hơn lên trước chức vụ lớn hơn, cũng bị xạc tơi bời như mền rách. Cho nên, tờ báo tỉnh nào đưa tin tức về hội nghị hay lễ lạt trong tỉnh mình thì phải theo... công thức có sẵn. Công thức đó là phần hình ảnh luôn luôn có một vị lớn nhất đang nói chuyện trước micro, trước mặt có một... bình bông. Lời ghi chú ảnh phía dưới còn rườm rà nhắc lại mấy chức danh của vị đó, kèm theo cụm từ quen thuộc “phát biểu chỉ đạo hội nghị” hay “đọc diễn văn khai mạc buổi lễ”.
Cách thông tin theo công thức như vậy khiến tờ báo nghèo nàn đơn điệu. Nghèo thì nghèo, đơn thì đơn nhưng báo tỉnh phải đưa. Bởi họ biết họ là “con” của các vị lãnh đạo đó. Vậy thôi!
Văn hóa kính thưa trong xã hội ta hiện nay trở thành một bệnh lý trầm trọng. Người tổ chức phải kính thưa dài dòng để được an tâm mình không phạm lỗi với bề trên. Cấp trên nghe được kính thưa mãi cũng quen, đâm nghiện. Giả thiết có ai quên kính thưa hoặc kính thưa không đủ, hoặc đưa chức nhỏ lên trước chức lớn thì lãnh đạo cảm thấy tự ái ngay. Đó là tội… thiếu trách nhiệm gây hiệu ứng bất kính.
Chỉ có nhân dân quan tâm theo dõi những lễ lạt, hội nghị của nhà nước qua màn ảnh nhỏ hay trực tiếp tham dự tại hiện trường là phát chán. Nếu ở nhà, họ tắt tivi hoặc chuyển kênh khác, coi đá bóng, ca vọng cổ. Nếu ngồi ở hiện trường, họ... ngáp hoặc nói chuyện riêng.
Năm 1990, tôi viết một cái truyện giỡn, tựa đề là Người lắm chức, để tự cười mình. Đại để, chức vụ của tôi hết sức tào lao nhưng cũng được “kính thưa”. Kết thúc câu chuyện thế này:
Đến lượt tôi, người giới thiệu chương trình dõng dạc hô:
- Xin trân trọng giới thiệu ông Nguyễn Chức Nhiều, giáo viên, tổ trưởng tổ tự nhiên, thanh tra nhân dân công đoàn trường, thành viên ban chuyên môn, thư ký thường trực tổ dân phố 10, phó ban chỉ đạo sinh hoạt hè khu phố 4, ủy viên chăm sóc sức khỏe ban đầu xã, cố vấn chương trình Nha học đường trường, ủy viên tuyên truyền bảo hiểm ấp 2, có mặt trong buổi lễ hôm nay.
Tôi ngã lăn ra ngất xỉu.
Chuyện rằng khi còn tại chức bộ trưởng, ông đi dự nhiều cuộc hội nghị, cảm thấy khổ tâm vì những lời kính thưa quá nồng nhiệt của các vị trong ban tổ chức. Vị nào dẫn chương trình, đọc diễn văn hay phát biểu ý kiến cũng “Kính thưa ông Lê Huy Ngọ” rồi sau đó liệt kê ra một loạt chức danh của ông.
Năm 2004, ông viết đơn xin từ chức bộ trưởng, được cấp trên chấp thuận. Thế nhưng kế hoạch của bộ đã vạch ra cả tháng trước đó là hai tuần sau sẽ có một cuộc hội nghị về việc lai tạo đàn bò giống cho cả nước mà ông là người chủ trì. Kế hoạch mang tầm cỡ chiến lược về chăn nuôi đã lên, chương trình đã định sẵn nên dầu không còn làm bộ trưởng nữa, ông vẫn phải đến để chủ trì hội nghị.
Ông Lê Huy Ngọ cảm thấy lòng thanh thản. Đó là lần đầu tiên, các đại biểu lên phát biểu ý kiến đều không tốn thời gian nói dài dòng những chức danh mà ông từng đảm nhiệm ngoài sáu chữ cần thiết “Kính thưa ông Lê Huy Ngọ”. Theo ông, quan hệ ứng xử giao tế trên đời chỉ cần sáu chữ như vậy là đủ. Qua câu chuyện vui, tôi biết ông Lê Huy Ngọ là một người giản dị, thoáng đạt.
Kính thưa là một cách nói nhằm thể hiện lòng quý mến, kính trọng của cấp dưới đối với cấp trên, của người trẻ đối với người lớn tuổi hơn, của chủ đối với khách. Kính thưa là một thứ ngôn ngữ ứng xử cần thiết, góp phần làm nên tôn ti, trật tự. Nó luôn được dùng đến trong ngôn ngữ ngoại giao, lễ lạt, hội nghị.
Thông thường, một người có thể kiêm nhiệm nhiều chức vụ. Những chức vụ ấy làm nên các chức danh khác nhau. Thí dụ một vị chủ tịch huyện (chức vụ chính) có thể là phó bí thư huyện ủy, tỉnh ủy viên, thành viên hội đồng nhân dân tỉnh, trưởng ban phòng chống bão lụt huyện, chủ tịch hội đồng thi đua huyện, trưởng ban khuyến học huyện, chủ tịch hội đồng kỷ luật huyện, trưởng ban điều hành ngân sách huyện… Trong các chức vụ, chức danh ấy chỉ có một chức vụ, chức danh cao nhất.
Chức vụ, chức danh cao nhất xác định trách nhiệm, quyền hạn, phẩm giá của con người sở hữu nó. Thí dụ ông chủ tịch huyện có quyền phát biểu trong các cuộc họp hội đồng nhân dân tỉnh, ra lệnh cho các xã đắp đê chống lũ, khen thưởng người có công, khen thưởng người biết chăm lo cho học sinh, cách chức một cán bộ xã vi phạm, đồng ý hay bác bỏ một khoản kinh phí xây dựng…
Người ta vẫn thường cười các triều đại phong kiến quân chủ Trung Quốc, cho rằng nó làm mất nhân phẩm con người quá. Nói vậy là đúng trong những nghi thức thể hiện như nạn quỳ bái, tung hô. Nhưng hãy để ý mà xem, khi “kính thưa”, quy ước ngôn ngữ của phong kiến Trung Quốc rất gọn nhẹ. Hoàng hậu, mệnh quan đến thứ dân khi nói chuyện với hoàng đế đều chỉ dùng một trong các ngôn ngữ xưng tụng sau đây: Tâu bệ hạ, tâu hoàng thượng, tâu thánh thượng, khải bẩm hoàng thượng, muôn tâu vạn tuế gia, kính trình thánh thượng...
Trong quan hệ ngoại giao quốc tế hiện đại, lời kính thưa cũng rất ngắn gọn. Thí dụ bà Thủ tướng Thái Lan có đi thăm nước Mỹ, hội kiến Tổng thống Mỹ thì bà cũng chỉ nói “Kính thưa Tổng thống Obama”. Ông Obama có đáp lễ thì cũng chỉ nói “Kính thưa Thủ tướng Yingluck Shinwatra”. Thế là đủ lễ nghi ngoại giao. Người ta dư biết cả ông tổng thống và bà thủ tướng còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhưng ngôn ngữ ngoại giao không cần đến những điều ấy.
Việt Nam là một nước văn hiến, biết tôn trọng tôn ti, thứ bậc. Thế nhưng không hiểu do đâu, văn hóa kính thưa trong lễ nghi của chúng ta dài dòng quá. Trong những hội nghị hay lễ lạt, ban tổ chức và những người lên phát biểu đều phải “kính thưa” rất nhiều người; mỗi người như vậy đều được liệt kê nhiều chức vụ, chức danh. Hình thức giao tế quá đáng như vậy tạo ra nhiều hiệu ứng phản cảm. Người tham dự nghe mãi đâm chán, không biết cấp trên được giới thiệu làm chức vụ hay gọi chức danh gì là cao nhất. Sự lặp đi lặp lại các chức vụ, chức danh đó làm mất thì giờ, kéo dài hội nghị hay buổi lễ ra một cách không cần thiết. Những vị lãnh đạo có lòng tự trọng được giới thiệu mãi tên và chức vụ mình nhiều lần cũng không lấy làm vui.
Bần đạo từng tham dự một buổi lễ khai mạc năm du lịch của một tỉnh. Người dẫn chương trình thực hiện phần giới thiệu đại biểu đúng bảy phút – tương đương 840 chữ với tốc độ đọc (nói) bình thường. Mỗi vị đại biểu được liệt kê ra nhiều chức vụ, đứng lên chào, khán giả vỗ tay rồi ngồi xuống, trung bình hết một phút. Cuối buổi lễ, bần đạo hỏi giới thiệu làm gì cho dài lắm vậy. Người dẫn chương trình mà rằng: “Nếu tôi không giới thiệu đầy đủ các chức danh thì e là sẽ bị ông ấy hoặc trưởng ban tổ chức rầy rà ngay”.
Biên niên sử của các tờ báo địa phương từng cho biết rằng có những tổng biên tập, phó tổng biên tập nội dung, thư ký tòa soạn và nhà báo đưa tin từng bị xài xể khi đưa không đủ về chức danh, chức vụ của một vị lãnh đạo. Lại nữa, nhà báo có khi nhầm lẫn, đưa chức vụ nhỏ hơn lên trước chức vụ lớn hơn, cũng bị xạc tơi bời như mền rách. Cho nên, tờ báo tỉnh nào đưa tin tức về hội nghị hay lễ lạt trong tỉnh mình thì phải theo... công thức có sẵn. Công thức đó là phần hình ảnh luôn luôn có một vị lớn nhất đang nói chuyện trước micro, trước mặt có một... bình bông. Lời ghi chú ảnh phía dưới còn rườm rà nhắc lại mấy chức danh của vị đó, kèm theo cụm từ quen thuộc “phát biểu chỉ đạo hội nghị” hay “đọc diễn văn khai mạc buổi lễ”.
Cách thông tin theo công thức như vậy khiến tờ báo nghèo nàn đơn điệu. Nghèo thì nghèo, đơn thì đơn nhưng báo tỉnh phải đưa. Bởi họ biết họ là “con” của các vị lãnh đạo đó. Vậy thôi!
Văn hóa kính thưa trong xã hội ta hiện nay trở thành một bệnh lý trầm trọng. Người tổ chức phải kính thưa dài dòng để được an tâm mình không phạm lỗi với bề trên. Cấp trên nghe được kính thưa mãi cũng quen, đâm nghiện. Giả thiết có ai quên kính thưa hoặc kính thưa không đủ, hoặc đưa chức nhỏ lên trước chức lớn thì lãnh đạo cảm thấy tự ái ngay. Đó là tội… thiếu trách nhiệm gây hiệu ứng bất kính.
Chỉ có nhân dân quan tâm theo dõi những lễ lạt, hội nghị của nhà nước qua màn ảnh nhỏ hay trực tiếp tham dự tại hiện trường là phát chán. Nếu ở nhà, họ tắt tivi hoặc chuyển kênh khác, coi đá bóng, ca vọng cổ. Nếu ngồi ở hiện trường, họ... ngáp hoặc nói chuyện riêng.
Năm 1990, tôi viết một cái truyện giỡn, tựa đề là Người lắm chức, để tự cười mình. Đại để, chức vụ của tôi hết sức tào lao nhưng cũng được “kính thưa”. Kết thúc câu chuyện thế này:
Đến lượt tôi, người giới thiệu chương trình dõng dạc hô:
- Xin trân trọng giới thiệu ông Nguyễn Chức Nhiều, giáo viên, tổ trưởng tổ tự nhiên, thanh tra nhân dân công đoàn trường, thành viên ban chuyên môn, thư ký thường trực tổ dân phố 10, phó ban chỉ đạo sinh hoạt hè khu phố 4, ủy viên chăm sóc sức khỏe ban đầu xã, cố vấn chương trình Nha học đường trường, ủy viên tuyên truyền bảo hiểm ấp 2, có mặt trong buổi lễ hôm nay.
Tôi ngã lăn ra ngất xỉu.
Vũ Đức Sao Biển
(nguồn:baothanhnien.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét