Ngày 06 . 5 . 2010, ngày nhà thơ Hoàng Cầm về cõi vĩnh hằng. Tôi một hậu sinh đồng hương của ông và đã có những kỷ niệm không quên với ông . Sắp đến ngày giỗ ông, LXT đưa lên trang nhà một đoạn hồi ức : Một Dòng Lấp Lánh Trôi Đi … Đây là nén tâm nhang kính dâng linh hồn thi nhân – Bên Kia Sông Đuống , Về Kinh Bắc…
Nhà thơ Hoàng Cầm thời trẻ
Hôm nay, tôi viết xong bức thư pháp:
Bình pha lê nghiêng rượu
Liệm đêm tàn
Câu thơ tôi viết kiểu chữ thảo, cho vào khung kính treo trên tường . Nhà văn Lê Hoài Lương, nhà thơ Phạm văn Phương , Nhã Thiên và mấy người bạn yêu thư pháp chữ Việt vừa uống trà vừa trao đổi về Thư pháp.Trà Shan tuyết Suối Gìàng,Văn Chấn , nổi tiếng Việt Nam. Trà, quà cháu tôi đi du lịch về biếu. Sau khi mấy người bạn ra về. Tôi nhìn bức thư pháp. Suy tư , dĩ vãng về trong ký ức !
.
Mùa hè năm 1958 của thế kỷ trước . Chú Việt về Lạc Thổ ,Thuận Thành thăm cố hương …Tôi đang học ở phố Thứa cùng trường với các anh Nguyễn Văn Chương , Nguyễn Duy Phi, Nguyễn Duy Khoát, Nguyễn Phan Hách , Cao Văn Sử … ( những người nổi tiếng trên văn đàn sau này ). Đây là trường cấp 2 công lập duy nhất của mấy huyện nam phần Bắc Ninh. Toàn tỉnh cũng chỉ có một trường cấp3 Hàn Thuyên . Về nhà nghỉ hè , bác tôi sai lên làng Vân mua rượu và mời cô về ăn giỗ ông nội. Đến bến Hồ, phà đã rời bến khoảng mười mét . Nhỡ đò phải chờ ! Tôi đi lang thang ven bờ sông Đuống . Đang tính toán nếu mua rượu còn thừa tiền sẽ mua sách. Bỗng có tiếng ai đó nhỏ nhẹ : Chàng trai lại đây .Tôi bừng tỉnh… Người thanh niên trắng trẻo đẹp trai. Mái tóc bồng bềnh trong gió, mắt sáng quắc. Tôi như bị thôi miên, lại ngồi gần anh . Anh nói tên anh là Việt . Cái tên không gợi cho tôi điều gì cả . Nhưng tôi rất vui , thích cách nói chuyện của anh . Qua câu chuyện tôi đổi cách xưng hô, gọi chú. Trong lòng không tin chú đã ba mươi lăm tuổi . Khi biết tôi lên làng Vân, chú đưa sáu hào nhờ tôi mua rượu . Lạ , đang thắc mắc thì chú nói: Ngày mai mình ngồi ở đây ….Khoảng tám giờ sáng hôm sau tôi về đến bến phà . Ở giữa sông, đã thấy chú ngồi đúng chỗ hôm qua .Tôi đến, thấy chú hai tay bó gối. Vò rượu bằng sành để cạnh. Hình như chú chẳng để ý xung quanh.Tôi lên tiếng , kéo chú về thực tại . Hai tay rời khỏi gối, chú ngồi xích ra .Tay vỗ nhẹ lên chiếc quạt mo, bảo tôi ngồi xuống .Tôi vô tư ngồi, sau đó thấy chú ngồi đất. Khi trút hết rượu vào bình . Chú hỏi tôi cầm sách gì thế? Tôi trả lời: “ cháu mới mua trên thị xã quyển Gói Thuốc Lá của ông Thế Lữ ”.Thế rồi tôi vểnh tai lên nghe chú kể về ông Thế Lữ. Tôi có cảm giác như chuyện gì chú cũng biết . Chú kể tôi nhiều chuyện , lúc đó không ít chuyện tôi chưa kịp hiểu . Một cậu thiếu niên đang vỡ tiếng thích nghe mọi chuyện. Một thanh niên đang muốn đổ bớt mình đi cho vơi nỗi sầu . Chú vừa nói vừa uống rượu .Thục tay vào túi áo chú đưa tôi nắm lạc rang (đậu phụng). Nắng gắt có lẽ đã trưa . Chú bảo tôi về, nếu có thời gian mai lại tới chỗ này. Trước kia chia tay chú cho tôi quyển “Đỉnh Non Thần ” của tác giả Lan Khai …Mấy ngày sau đó tôi vẫn nghe chú kể chuyện .Tôi chẳng còn nhớ hết . Nhưng có một chuyện không quên . Chú nói sức khỏe của phụ thân chú không tốt. Có lần chú hỏi tôi thích nghe hát không ? Tôi nói rất thích. Chú hát bài “ Bên Kia Sông Đuống ”. Chú hát hay, tôi nín thở để nghe . Hát xong chú bảo bài này do nhạc sĩ Hồ Bắc sáng tác , phổ thơ Hoàng Cầm . Chú đọc cả bài thơ tôi nghe. Phục sát đất , sao mà nhớ giỏi thế!. Tôi hỏi ông HB và ông HC. Chú cười rồi nói , cả hai ông đều người Bắc Ninh. Ngày hôm sau chú nói chính mình là Hoàng Cầm, Bùi Tằng Việt tên khai sinh của chú .Tôi tin ngay, tôi lờ mờ hiểu vì sao chú ra ngồi bên sông Đuống. Sau đó cứ vài ngày chú lại nhờ tôi đi mua thuốc lào và rượu của cô Liễu mãi tận chợ Mão Điền , cách làng Hồ 4 cây số ( cô Liễu bán hàng sén . Đúng như thơ chú “ Những cô hàng sén răng đen . Cười như mùa thu tỏa nắng ”). Rồi một lần tôi không đi vì chú không đưa tiền . Nói dối chú cô Liễu không bán nữa . Không có thuốc lào và rượu , chú thơ thẩn như mất cái gì …Thấy xót sa , chẳng thể cầm lòng , tôi quyết định bằng mọi cách phải có tiền .Tôi mượn cần câu của bố dượng anh Trần Xuân Thục bạn học cũ. Trưa hè nắng gắt cháy da , tôi đi câu cá trộm tại làng Đìa , được nhiều cá đang mải mê thì có người quát : trộm, trộm . Tôi bỏ cần câu , cầm giỏ cá chạy thục mạng dọc bãi trồng ngô ven sông Đuống …Thoát thân, về chợ Hồ bán cá, tôi nhớ bán được ba đồng sáu hào. Cứ nghĩ đây “ chiến công to lớn ” cần phải khoe với chú rồi đi chợ Mão Điền . Không ngờ chú quắp mắt lạnh băng ,lắc đầu , mái tóc bồng bềnh. Chú buộc tôi phải dẫn chú tới làng Đìa , xin lỗi và trả tiền đã bán cá . Lúc đó tôi không đi, định chạy trốn . Chú đã nhanh tay kéo áo lôi đi. Vùa đi vừa hỏi người làng. Họ cho biết tên chủ ao cá là ông Đám hay Đương gì đó tôi không còn nhớ chính xác …Đến nhà ông chủ ao cá , chú đã nhỏ nhẹ nói lời xin lỗi ông ta và tự giới thiệu : “Tôi là Hoàng Cầm …” ông chủ nhà không để chú nói hết câu , đã cắt ngang “ Hoàng Cầm hả? Tôi nghe tiếng ông từ lâu, nay mới có dịp gập mặt .Tôi cũng lính đánh Tây. Nhờ kiểu bếp không khói của ông mà thằng Tây có mắt như mù…” Tôi cắt lời ông: Thưa bác đây là nhà thơ HC…Ông chủ nhà reo to: Ồ HC Bên kia sông Đuống. Hai người cựu lính đánh Tây vui vẻ chuyện trò . Qua câu chuyện của hai ông . Tôi được biết có ba ông Hoàng Cầm. Một ông tên thật là Đỗ văn Cẩm quê ở Ứng Hòa Hà Đông, Sư đoàn trưởng 312 (sau này là thượng tướng ). Một ông Hoàng Cầm sáng kiến bếp không khói , người Nam Định, ( sau này về hưu sống tại Vĩnh Phúc ) … Ông chủ nhà sai con xuống ao bắt cá làm cơm mời chú cháu nhà thơ Hoàng Cầm, như ông nói bữa cơm đạm bạc. Nhưng chẳng phải vậy . Mặc hai ông lính vừa ăn, vừa uống rượu, chuyện như pháo nổ. Tôi xuống ngồi ăn cơm với bà chủ cùng anh con trai và hai cô con gái của bà .Trên đường về chú nói tôi : Mặt học trò giò kẻ trộm…
Mùa hè năm 1958 của thế kỷ trước . Chú Việt về Lạc Thổ ,Thuận Thành thăm cố hương …Tôi đang học ở phố Thứa cùng trường với các anh Nguyễn Văn Chương , Nguyễn Duy Phi, Nguyễn Duy Khoát, Nguyễn Phan Hách , Cao Văn Sử … ( những người nổi tiếng trên văn đàn sau này ). Đây là trường cấp 2 công lập duy nhất của mấy huyện nam phần Bắc Ninh. Toàn tỉnh cũng chỉ có một trường cấp3 Hàn Thuyên . Về nhà nghỉ hè , bác tôi sai lên làng Vân mua rượu và mời cô về ăn giỗ ông nội. Đến bến Hồ, phà đã rời bến khoảng mười mét . Nhỡ đò phải chờ ! Tôi đi lang thang ven bờ sông Đuống . Đang tính toán nếu mua rượu còn thừa tiền sẽ mua sách. Bỗng có tiếng ai đó nhỏ nhẹ : Chàng trai lại đây .Tôi bừng tỉnh… Người thanh niên trắng trẻo đẹp trai. Mái tóc bồng bềnh trong gió, mắt sáng quắc. Tôi như bị thôi miên, lại ngồi gần anh . Anh nói tên anh là Việt . Cái tên không gợi cho tôi điều gì cả . Nhưng tôi rất vui , thích cách nói chuyện của anh . Qua câu chuyện tôi đổi cách xưng hô, gọi chú. Trong lòng không tin chú đã ba mươi lăm tuổi . Khi biết tôi lên làng Vân, chú đưa sáu hào nhờ tôi mua rượu . Lạ , đang thắc mắc thì chú nói: Ngày mai mình ngồi ở đây ….Khoảng tám giờ sáng hôm sau tôi về đến bến phà . Ở giữa sông, đã thấy chú ngồi đúng chỗ hôm qua .Tôi đến, thấy chú hai tay bó gối. Vò rượu bằng sành để cạnh. Hình như chú chẳng để ý xung quanh.Tôi lên tiếng , kéo chú về thực tại . Hai tay rời khỏi gối, chú ngồi xích ra .Tay vỗ nhẹ lên chiếc quạt mo, bảo tôi ngồi xuống .Tôi vô tư ngồi, sau đó thấy chú ngồi đất. Khi trút hết rượu vào bình . Chú hỏi tôi cầm sách gì thế? Tôi trả lời: “ cháu mới mua trên thị xã quyển Gói Thuốc Lá của ông Thế Lữ ”.Thế rồi tôi vểnh tai lên nghe chú kể về ông Thế Lữ. Tôi có cảm giác như chuyện gì chú cũng biết . Chú kể tôi nhiều chuyện , lúc đó không ít chuyện tôi chưa kịp hiểu . Một cậu thiếu niên đang vỡ tiếng thích nghe mọi chuyện. Một thanh niên đang muốn đổ bớt mình đi cho vơi nỗi sầu . Chú vừa nói vừa uống rượu .Thục tay vào túi áo chú đưa tôi nắm lạc rang (đậu phụng). Nắng gắt có lẽ đã trưa . Chú bảo tôi về, nếu có thời gian mai lại tới chỗ này. Trước kia chia tay chú cho tôi quyển “Đỉnh Non Thần ” của tác giả Lan Khai …Mấy ngày sau đó tôi vẫn nghe chú kể chuyện .Tôi chẳng còn nhớ hết . Nhưng có một chuyện không quên . Chú nói sức khỏe của phụ thân chú không tốt. Có lần chú hỏi tôi thích nghe hát không ? Tôi nói rất thích. Chú hát bài “ Bên Kia Sông Đuống ”. Chú hát hay, tôi nín thở để nghe . Hát xong chú bảo bài này do nhạc sĩ Hồ Bắc sáng tác , phổ thơ Hoàng Cầm . Chú đọc cả bài thơ tôi nghe. Phục sát đất , sao mà nhớ giỏi thế!. Tôi hỏi ông HB và ông HC. Chú cười rồi nói , cả hai ông đều người Bắc Ninh. Ngày hôm sau chú nói chính mình là Hoàng Cầm, Bùi Tằng Việt tên khai sinh của chú .Tôi tin ngay, tôi lờ mờ hiểu vì sao chú ra ngồi bên sông Đuống. Sau đó cứ vài ngày chú lại nhờ tôi đi mua thuốc lào và rượu của cô Liễu mãi tận chợ Mão Điền , cách làng Hồ 4 cây số ( cô Liễu bán hàng sén . Đúng như thơ chú “ Những cô hàng sén răng đen . Cười như mùa thu tỏa nắng ”). Rồi một lần tôi không đi vì chú không đưa tiền . Nói dối chú cô Liễu không bán nữa . Không có thuốc lào và rượu , chú thơ thẩn như mất cái gì …Thấy xót sa , chẳng thể cầm lòng , tôi quyết định bằng mọi cách phải có tiền .Tôi mượn cần câu của bố dượng anh Trần Xuân Thục bạn học cũ. Trưa hè nắng gắt cháy da , tôi đi câu cá trộm tại làng Đìa , được nhiều cá đang mải mê thì có người quát : trộm, trộm . Tôi bỏ cần câu , cầm giỏ cá chạy thục mạng dọc bãi trồng ngô ven sông Đuống …Thoát thân, về chợ Hồ bán cá, tôi nhớ bán được ba đồng sáu hào. Cứ nghĩ đây “ chiến công to lớn ” cần phải khoe với chú rồi đi chợ Mão Điền . Không ngờ chú quắp mắt lạnh băng ,lắc đầu , mái tóc bồng bềnh. Chú buộc tôi phải dẫn chú tới làng Đìa , xin lỗi và trả tiền đã bán cá . Lúc đó tôi không đi, định chạy trốn . Chú đã nhanh tay kéo áo lôi đi. Vùa đi vừa hỏi người làng. Họ cho biết tên chủ ao cá là ông Đám hay Đương gì đó tôi không còn nhớ chính xác …Đến nhà ông chủ ao cá , chú đã nhỏ nhẹ nói lời xin lỗi ông ta và tự giới thiệu : “Tôi là Hoàng Cầm …” ông chủ nhà không để chú nói hết câu , đã cắt ngang “ Hoàng Cầm hả? Tôi nghe tiếng ông từ lâu, nay mới có dịp gập mặt .Tôi cũng lính đánh Tây. Nhờ kiểu bếp không khói của ông mà thằng Tây có mắt như mù…” Tôi cắt lời ông: Thưa bác đây là nhà thơ HC…Ông chủ nhà reo to: Ồ HC Bên kia sông Đuống. Hai người cựu lính đánh Tây vui vẻ chuyện trò . Qua câu chuyện của hai ông . Tôi được biết có ba ông Hoàng Cầm. Một ông tên thật là Đỗ văn Cẩm quê ở Ứng Hòa Hà Đông, Sư đoàn trưởng 312 (sau này là thượng tướng ). Một ông Hoàng Cầm sáng kiến bếp không khói , người Nam Định, ( sau này về hưu sống tại Vĩnh Phúc ) … Ông chủ nhà sai con xuống ao bắt cá làm cơm mời chú cháu nhà thơ Hoàng Cầm, như ông nói bữa cơm đạm bạc. Nhưng chẳng phải vậy . Mặc hai ông lính vừa ăn, vừa uống rượu, chuyện như pháo nổ. Tôi xuống ngồi ăn cơm với bà chủ cùng anh con trai và hai cô con gái của bà .Trên đường về chú nói tôi : Mặt học trò giò kẻ trộm…
Rồi một sáng tôi đến bến phà , ngồi vào chỗ cũ, chờ mãi chẳng thấy chú. Tôi về nhà bà con của chú, bà chủ nhà vừa làm hàng mã (đồ cúng cho người cõi âm) vừa nói cho tôi hay chú đã đi chiều hôm qua. Chú chỉ nhờ bà nếu tôi tới thì nói: Mong tôi học giỏi, có duyên sẽ gặp lại. Chẳng hiểu sao, tôi quay lại bến phà bâng khuâng nhìn" Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh"...
LXT
Nói thêm : Để hiểu phần nào lý do nhà thơ Hoàng Cầm về Thuận Thành , Bắc Ninh quê hương ông giai đoạn 1958-1960 . Để rồi sau đó ông có những tấc phẩm nổi tiếng : Về Kinh Bắc , Mưa Thuận Thành …
- Ngày 7-7 1958 Thông báo kỷ luật các văn nghệ sĩ đã tham gia NVGP. Hoàng Cầm bị cảnh cáo, khai trừ khỏi BCH HNV, khai trừ 1 năm khỏi HNV. Cho Hoàng Tích Linh rút khỏi BCH. Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An bị khai trừ vĩnh viễn khỏi HNV. Khai trừ trong thời hạn 3 năm đối với Lê Đạt, Trần Dần. Khai trừ 1 năm khỏi HNV đối với Phùng Quán. Cảnh cáo một số người:
- Hội Mỹ thuật cảnh cáo Sĩ Ngọc, cho Sĩ Ngọc và Nguyễn Sáng rút khỏi BCH. Khai trừ Trần Duy khỏi HMT.
- Hội Nhạc sĩ cho Văn Cao, Nguyễn Văn Tý rút khỏi BCH. Khai trừ 3 năm Tử Phác, Đặng Đình Hưng ra khỏi HNS.
- Tại các đợt học tập chỉnh huấn tại các trường Sư phạm và Tổng hợp Hà Nội các Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Trần Đức Thảo cũng bị đưa ra cho giáo viên và sinh viên đấu tố, bị miễn nhiệm thôi giảng dạy. Ngoài ra còn nhiều người khác cũng chịu kỷ luật như Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc, Cao Xuân Huy… Một số sinh viên cũng bị kỷ luật như Bùi Quang Đoài (Thái Vũ), Văn Tâm, Phan Kế Hoành chịu các hình thức đối xử như Vũ Đình Hòe, Đỗ Đức Dục, Hoàng Văn Đức, Đặng văn Ngữ,, Hà Thúc Chỉ (Thúc Hà )…
- Một số trí thức là nhân sĩ đã có thái độ ủng hộ NVGP cũngNguyễn Tấn Gi Trọng… Ngoài ra tại các địa phương những giáo viên, cán bộ, học sinh có hưởng ứng NVGP mua báo NVGP đều bị xử lý với nhiều hinh thức.
- Trong vòng ba đến bốn tháng các VNS đi cải tạo lao động tại các nhà máy, nông trường, hợp tác xã… Một số người phải cư trú lâu dài tại các địa phương như Hoàng Tố Nguyên, Nguyễn Bính, Hải Bằng, Trần Lê Văn, Nguyễn Khắc Dực…
( Theo bài viết của nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại , đại tá công an công tác tại A 25 chuyên theo giõi các văn nghệ sỹ và văn hóa . Đặc biệt là vụ Nhân Văn Giai Phẩm )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét