Năm 1991, sự kiện Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô viết sụp đổ gây chấn động toàn thế giới. 20 năm nay, các học giả trên khắp thế giới vẫn không ngừng đi tìm đáp án thỏa đáng cho câu hỏi: "Tại sao Liên Xô sụp đổ vào ngày 19/8/1991"?
Dưới đây là những chiêm nghiệm cá nhân của một học giả, GS. Vương Hải Vận,Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sử quan hệ Trung – Nga, Trung Quốc.
Ngày 19/8/1991, một số quan chức Liên Xô phản đối những cải tổ của Gorbachev, dẫn đến “Sự kiện 19/8” chấn động cả thế giới. Trong thời gian này, tác giả đang công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Liên Xô, tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình của sự kiện mang tính lịch sử trọng đại này. 20 năm trôi qua nhưng những điều nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận thấy vẫn rõ ràng như chuyện của ngày hôm qua.
Nguyên nhân nào dẫn đến “sự kiện 19/8”?
Khi đó, cuộc chiến giữa liên minh ủng hộ và liên minh tan rã tại Liên Xô bước vào giai đoạn hết sức căng thẳng. Nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô tuyên bố “chủ quyền nước cộng hòa” do toàn dân cùng quyết định, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô tại khu vực biển Baltic thậm chí còn công khai tuyên bố rút khỏi Liên Xô.
Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Liên Xô đưa ra quyết định bảo lưu quyết định chung của nhân dân liên minh, hơn nữa được thông qua với số phiếu cao. Gorbachev lại mong muốn giải quyết khủng hoảng chính trị bằng biện pháp “thỏa hiệp”. Đấu tranh quyền lực cấp cao ngày càng mạnh mẽ, nguy cơ Liên Xô tan rã ngày một lớn.
Trong tình hình đó, tổ chức bí mật thuộc “phe truyền thống” của Đảng Cộng sản Liên Xô chủ trương bảo lưu liên minh thực chất thành lập Ủy ban Tình trạng khẩn cấp, cùng nhau phát động hành động quân sự với mục tiêu cứu vãn Liên Xô.
Tuy nhiên, tất cả những hành động này chỉ kéo dài được 3 ngày thất bại, các thành viên của Ủy ban Tình trạng khẩn cấp bị bắt giam, ngay cả Tổng thống Gorbachev công khai phản đối hành động này cũng bị Nikolayevich Yeltsin áp giải từ bờ biển Đen đến Văn phòng Hội nghị tối cao Liên Bang Nga để chỉ trích. Thất bại của Ủy ban Trạng thái khẩn cấp rõ ràng đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô.
Hành động này tại sao lại thất bại? Hơn 20 năm nay, các chuyên gia về vấn đề Liên Xô trên thế giới không ngừng tranh luận. Tác giả - nửa cuộc đời gắn bó với Liên Xô, lại là nhân chứng lịch của sự kiện này - cũng vì vấn đề đó mà trăn trở.
Nếu xem xét vấn đề trong bối cảnh lớn là sự phát triển của xã hội Liên Xô, thì có thể nói thất bại của Ủy ban Tình trạng khẩn cấp là một định mệnh.
Mô hình phát triển cứng nhắc, “chiến lược phát triển nhanh” thất bại, kinh tế bị đình trệ, bất mãn xã hội tích lũy lâu ngày; chính sách đối ngoại khiến môi trường an ninh và môi trường phát triển xấu đi nghiêm trọng. Chính sách dân tộc của Liên Xô mắc phải những sai lầm lớn dẫn đến chủ nghĩa Liên Bang Nga đại cường và chủ nghĩa cực đoan dân tộc thiểu số lan tràn. Hiến pháp Liên Bang Nga lại cho phép các nước cộng hòa tự do rút khỏi... Tất cả những điều này sớm gieo mầm cho sự sụp đổ của Liên Xô.
Lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Liên Xô liên tiếp phạm phải những sai lầm nghiêm trọng: Gorbachev cổ vũ “dân chủ hóa” và “công khai hóa”, khiến tư tưởng của Đảng và quốc gia lâm vào khủng hoảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô phá hủy linh hồn và nền tảng đảm bảo sự vận hành của một quốc gia đa dân tộc.
Nhìn từ các nhân tố bên ngoài, Chiến tranh Lạnh kéo dài, sự chống đối của thế giới phương Tây nhằm vào Liên Xô rõ ràng cũng là tác nhân quan dẫn đến sự sụp đổ.
Nhưng bất chấp điều đó, “sự kiện 19/8” thất bại nhanh chóng và triệt để như vậy vẫn khiến mọi người khó hiểu. Dù hình thức của hành động lần này phá vỡ quy định trong Hiến pháp của Liên Xô nhưng mục đích cơ bản lại phù hợp với tôn chỉ của Hiến pháp. Ủy ban Tình trạng khẩn cấp lại có sức mạnh to lớn, 8 nhân vật chính trị quyền lực nhất Chính phủ Liên Xô như Phó thủ tướng, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô,… đều tham gia.
Bản thân hành động cũng phù hợp với nguyện vọng chính của nhân dân. Còn nhớ ngày 19/8, tác giả nói chuyện với hơn chục người Nga tại Moscow, ngoài một phần tử trí thức nói rằng “phái tả nhậm chức không bao lâu”, những người còn lại đều mạnh mẽ ủng hộ hành động của Ủy ban Tình trạng khẩn cấp, nhất trí cho rằng, “Quốc gia lâm vào hoàn cảnh hỗn loạn này, sớm đến lúc phải áp dụng những hành động cứng rắn”.
Do đó, từ góc độ nguyện vọng của dân chúng, rất khó tìm thấy nguyên nhân dẫn đến thất bại của hành động lần này.
Rõ ràng, “sự kiện 19/8” và hàng loạt những sai lầm như Ủy ban Tình trạng khẩn cấp có mối liên hệ với nhau. Lãnh đạo nhu nhược là nhân tố quyết định dẫn đến thất bại lần này. Phá bỏ các quy định của Hiến pháp, lại tích cực kiếm tìm sự “hợp pháp”, họ lâm vào bước đường cùng sau khi không thể thuyết phục Gorbachev đồng ý với hành động.
Tại buổi họp báo do Ủy ban Tình trạng khẩn cấp tổ chức vào ngày thứ hai sau chính biến, tác giả tận mắt nhìn thấy Phó thủ tướng Aliyev Xunxun Mariana say rượu, mất hết tinh thần. 8 nhân vật quan trọng lẽ ra đều phải tham dự nhưng Thủ tướng Pavlov tuyên bố lâm bệnh nằm viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Dmitri T. Yazov cũng viện cớ lâm bệnh không tham gia.
Điểm yếu của họ còn thể hiện ở chỗ không thể quyết đoán bắt giam những lãnh đạo phản đối như Boris Yeltsin, Haas Brad Dov, khiến cho dư luận xã hội đổi chiều.
3 ngày sau chính biến, một nhân viên quân sự của Algeria tại Liên Xô nói với tác giả: “Những người ngu ngốc này tại sao không học tập cách Algeria chúng tôi xử lí chính biến? Hành động đầu tiên của chúng tôi là bắt giữ những kẻ cầm đầu phe đối lập”.
Hiện nay, trong tình hình bất ổn tại Tây Á, Bắc Phi, việc nhìn lại “sự kiện 19/8” đối với nhiều người, nhiều quốc gia mà nói, đều có thể đưa lại những bài học vô cùng hữu ích.
Theo VTC (nguồn:bao đất Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét