Nam Yên
Cuộc đời chính trị và binh nghiệp của Tướng Nguyễn Cao Kỳ chắc hẳn nhiều người sống ở miền Nam trước 1975 đều biết. Tuy nhiên, phía sau cuộc đời ông còn nhiều điều bí ẩn khiến nhiều người tò mò muốn khám phá.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930, quê ở Sơn Tây - Hà Nội ngày nay. Có một thời, thiên hạ đồn ầm lên chuyện Tướng Kỳ tự lái máy bay riêng, bay sát sàn sạt khu vực trung tâm Sài Gòn nơi trụ sở Hãng Hàng không Air Vietnam (gần Trụ sở UBND TP bây giờ) để thả thư tỏ tình cầu hôn với cô tiếp viên hoa khôi Đặng Tuyết Mai.
Nguyễn Cao Kỳ và Đặng Tuyết Mai
Còn có những chuyện “nhỏ như hạt đậu” đụng chạm giữa phu nhân Tổng thống Thiệu là Nguyễn Thị Mai Anh với Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ trên sân thượng Dinh Độc Lập mà báo giới ngày trước nói mỉa mai rằng: “Ông lớn, bà lớn tranh nhau mấy mét vuông đất trên nóc Dinh”.
Trong cuốn “Ông Cố Vấn” nhà văn Hữu Mai có nhắc chuyện Tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ kể rằng ông Kỳ rất say mê lái máy bay, đi đâu cũng thích tự mình lái và “sáng nào Kỳ cũng lượn một vòng, giơ tay vẫy chào mọi người, rồi mới đáp xuống bãi cỏ trước Dinh Độc Lập. Một dạo không hiểu vì sao, Kỳ cho máy bay hạ xuống ngay trên nóc dinh, mà bên dưới chỗ hạ cánh là phòng ngủ của vợ chồng Thiệu…”.
Bực tức lắm, song vì đang ở cương vị “nguyên thủ quốc gia” chẳng lẽ Thiệu phải đi cằn nhằn đôi co với Kỳ về căn nhà chung thì còn gì mặt mũi? Nhưng với Phu nhân Tổng thống, bà Mai Anh thì không thế. Trong một lần gặp nói chuyện, bà Mai Anh cằn nhằn, than phiền với ông Nhạ và nhờ đánh tiếng với ông Kỳ việc đậu máy bay trên nóc Dinh ngay bên dưới là phòng ngủ của Tổng thống là không hay lắm, sợ lời dị nghị này nọ.
Tướng Nhạ khuyên bà hãy nói thẳng với ông Kỳ xem sao vì chuyện nhỏ, nói đi nói lại không hay. Một bữa, ông Nhạ đến Dinh Độc Lập thấy bà Anh tươi cười, báo rằng vừa rồi bà đã nói với Kỳ là bà “định trồng mấy cây bông trên sân thượng, để những khi làm việc mệt ông Thiệu lên đó ngắm cảnh, nhưng cái trực thăng quạt gió quá chừng, hư hết bông”. Tướng Kỳ nói: “Tôi vô ý, sao ông Thiệu không nói sớm với tôi một câu?”.
Và mấy hôm nay, ông Kỳ không cho máy bay quần trên nóc Dinh nữa, mà bay đậu xuống bãi cỏ dưới kia rồi”. Còn cái vườn hoa của phu nhân Tổng thống sẽ không bao giờ nở lấy một đóa vì đó là vườn hoa tưởng tượng, nói khéo cho Tướng Kỳ biết, chứ không bao giờ có thật.
Lúc ấy Tướng Kỳ không thích dây dưa với những chuyện không đâu, vì ông đang đắm mình trong hạnh phúc mới với hoa khôi tiếp viên Hàng không Tuyết Mai. Trong hồi ký của mình, Tướng Kỳ đã viết : “Trong những ngày cuồng nhiệt của nhóm tướng trẻ, tôi không chỉ dính líu vào những cuộc đảo chính và bận bịu với công cuộc tác chiến của không quân mà tôi còn đem lòng yêu thương một người nữa.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi với một phụ nữ Pháp – và chúng tôi đã có 5 đứa con với nhau – đã kết thúc bằng sự ly thân và tiếp theo đó chúng tôi đã ly dị. Sau khi ly dị với vợ tôi, theo lời của một nhà báo, tôi đã hưởng được “hai năm hết sức sôi động của một người có số đào hoa”.
Có lẽ tôi không cần phải đính chính là sự nhận xét trên đã được phóng đại như thế nào và thực ra tôi cũng đã vui chơi nhiều và thoải mái trong lúc bấy giờ bởi vì tất cả chúng tôi đều không biết sống chết ngày nào và cần phải sống vội khi mình được sống”.
Gặp gỡ lần đầu chỉ có như vậy, song dường như có duyên tiền định nên về sau họ không thể rời nhau, dẫn đến lễ cưới tại nhà hàng Caravelle - Sài Gòn vào tháng 11/1964.
Trong cuốn “Ông Cố Vấn” nhà văn Hữu Mai có nhắc chuyện Tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ kể rằng ông Kỳ rất say mê lái máy bay, đi đâu cũng thích tự mình lái và “sáng nào Kỳ cũng lượn một vòng, giơ tay vẫy chào mọi người, rồi mới đáp xuống bãi cỏ trước Dinh Độc Lập. Một dạo không hiểu vì sao, Kỳ cho máy bay hạ xuống ngay trên nóc dinh, mà bên dưới chỗ hạ cánh là phòng ngủ của vợ chồng Thiệu…”.
Bực tức lắm, song vì đang ở cương vị “nguyên thủ quốc gia” chẳng lẽ Thiệu phải đi cằn nhằn đôi co với Kỳ về căn nhà chung thì còn gì mặt mũi? Nhưng với Phu nhân Tổng thống, bà Mai Anh thì không thế. Trong một lần gặp nói chuyện, bà Mai Anh cằn nhằn, than phiền với ông Nhạ và nhờ đánh tiếng với ông Kỳ việc đậu máy bay trên nóc Dinh ngay bên dưới là phòng ngủ của Tổng thống là không hay lắm, sợ lời dị nghị này nọ.
Tướng Nhạ khuyên bà hãy nói thẳng với ông Kỳ xem sao vì chuyện nhỏ, nói đi nói lại không hay. Một bữa, ông Nhạ đến Dinh Độc Lập thấy bà Anh tươi cười, báo rằng vừa rồi bà đã nói với Kỳ là bà “định trồng mấy cây bông trên sân thượng, để những khi làm việc mệt ông Thiệu lên đó ngắm cảnh, nhưng cái trực thăng quạt gió quá chừng, hư hết bông”. Tướng Kỳ nói: “Tôi vô ý, sao ông Thiệu không nói sớm với tôi một câu?”.
Và mấy hôm nay, ông Kỳ không cho máy bay quần trên nóc Dinh nữa, mà bay đậu xuống bãi cỏ dưới kia rồi”. Còn cái vườn hoa của phu nhân Tổng thống sẽ không bao giờ nở lấy một đóa vì đó là vườn hoa tưởng tượng, nói khéo cho Tướng Kỳ biết, chứ không bao giờ có thật.
Lúc ấy Tướng Kỳ không thích dây dưa với những chuyện không đâu, vì ông đang đắm mình trong hạnh phúc mới với hoa khôi tiếp viên Hàng không Tuyết Mai. Trong hồi ký của mình, Tướng Kỳ đã viết : “Trong những ngày cuồng nhiệt của nhóm tướng trẻ, tôi không chỉ dính líu vào những cuộc đảo chính và bận bịu với công cuộc tác chiến của không quân mà tôi còn đem lòng yêu thương một người nữa.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi với một phụ nữ Pháp – và chúng tôi đã có 5 đứa con với nhau – đã kết thúc bằng sự ly thân và tiếp theo đó chúng tôi đã ly dị. Sau khi ly dị với vợ tôi, theo lời của một nhà báo, tôi đã hưởng được “hai năm hết sức sôi động của một người có số đào hoa”.
Có lẽ tôi không cần phải đính chính là sự nhận xét trên đã được phóng đại như thế nào và thực ra tôi cũng đã vui chơi nhiều và thoải mái trong lúc bấy giờ bởi vì tất cả chúng tôi đều không biết sống chết ngày nào và cần phải sống vội khi mình được sống”.
Gặp gỡ lần đầu chỉ có như vậy, song dường như có duyên tiền định nên về sau họ không thể rời nhau, dẫn đến lễ cưới tại nhà hàng Caravelle - Sài Gòn vào tháng 11/1964.
Đặng Tuyết Mai và con gái
Cuộc đời của Tướng Kỳ cũng khá nhiều sóng gió về tình duyên. Khoảng năm 1962, ông chia tay với bà vợ người Pháp sau khi đã có với nhau 5 người con. Trong hai năm trước ngày cưới Tuyết Mai, Tướng Kỳ chán đời nên thường lao vào những cuộc ăn chơi, giải trí sau những giờ căng thẳng công việc. Hơn nữa, Sài Gòn vào những năm cuối đời Ngô Đình Diệm rất phức tạp, rối ren. Các phe cánh đang tranh giành quyền lực, Kỳ được yên bề vì nắm giữ Không quân, nên mọi đối thủ đều rất dè dặt về con người hào phóng, ngang tàng rất máu nghệ sĩ này.
Bà mẹ Tuyết Mai từng dạy dỗ, mong con gái có tấm chồng đàng hoàng, tử tế đã quyết liệt phản đối cuộc tình của Tuyết Mai. Nhưng đối với Tuyết Mai, việc chênh lệch về tuổi tác, việc lấy chồng đã qua một đời vợ với 5 con riêng không phải là những khó khăn ngăn cản cô bảo vệ tình yêu say đắm và nắm giữ hạnh phúc đời mình.. Chỉ riêng việc nài nỉ, thuyết phục mẹ, Tuyết Mai đã mất khá nhiều nước mắt và sụt cân.
Để chúc mừng hạnh phúc cho Tướng Kỳ, Thủ tướng đương nhiệm Trần Văn Hương đã gởi tặng một món quà là 200.000 đồng tiền mặt, theo Kỳ số tiền ấy cho phép trang trải đầy đủ phí tổn của tiệc cưới tại nhà hàng Caravelle mà “ai ai” quen biết cũng đều được mời dự - trong đó có cả Ngoại giao đoàn và hầu hết bạn bè thân thiết của Kỳ trong lực lượng không quân.
Tướng Kỳ kể lại: “Tướng Nguyễn Khánh đã cho tôi một món quà lộng lẫy - một chiếc xe Ford Falcon cũ, kiểu năm 1960 mà Khánh không dùng nữa vì Khánh đã có một chiếc xe hơi khác của nhà nước. Đây là chiếc xe hơi đầu tiên mà tôi được làm chủ từ trước tới giờ (mãi cho đến lúc đó tôi chỉ luôn luôn lái chiếc xe díp của quân đội cấp cho)”.
Bà mẹ Tuyết Mai từng dạy dỗ, mong con gái có tấm chồng đàng hoàng, tử tế đã quyết liệt phản đối cuộc tình của Tuyết Mai. Nhưng đối với Tuyết Mai, việc chênh lệch về tuổi tác, việc lấy chồng đã qua một đời vợ với 5 con riêng không phải là những khó khăn ngăn cản cô bảo vệ tình yêu say đắm và nắm giữ hạnh phúc đời mình.. Chỉ riêng việc nài nỉ, thuyết phục mẹ, Tuyết Mai đã mất khá nhiều nước mắt và sụt cân.
Để chúc mừng hạnh phúc cho Tướng Kỳ, Thủ tướng đương nhiệm Trần Văn Hương đã gởi tặng một món quà là 200.000 đồng tiền mặt, theo Kỳ số tiền ấy cho phép trang trải đầy đủ phí tổn của tiệc cưới tại nhà hàng Caravelle mà “ai ai” quen biết cũng đều được mời dự - trong đó có cả Ngoại giao đoàn và hầu hết bạn bè thân thiết của Kỳ trong lực lượng không quân.
Tướng Kỳ kể lại: “Tướng Nguyễn Khánh đã cho tôi một món quà lộng lẫy - một chiếc xe Ford Falcon cũ, kiểu năm 1960 mà Khánh không dùng nữa vì Khánh đã có một chiếc xe hơi khác của nhà nước. Đây là chiếc xe hơi đầu tiên mà tôi được làm chủ từ trước tới giờ (mãi cho đến lúc đó tôi chỉ luôn luôn lái chiếc xe díp của quân đội cấp cho)”.
Cưới nhau xong, tuần trăng mật vẫn còn vương vấn nồng nàn chưa tan, cũng là lúc Hội đồng tướng lĩnh họp lại đồng thuận để Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng, thành lập nội các mới sau vụ ám sát Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu. Tướng Kỳ từ chối mãi không được, cuối cùng đồng ý với điều kiện “tôi phải xin phép vợ tôi đã”.
Và Kỳ về nói với Tuyết Mai: “Phản ứng đầu tiên của vợ tôi là “không được” (không được làm Thủ tướng)”. Lý do? Tướng Kỳ viết: “Vì lúc ấy chúng tôi là cặp vợ chồng mới cưới, chúng tôi không muốn dính líu đến các mưu đồ chính trị. Tuy nhiên, sau khi tôi giải thích cho vợ tôi nghe các sự việc đã xảy ra (về cuộc họp và sự ủng hộ cuồng nhiệt của các tướng lĩnh), vợ tôi đã hiểu và đồng ý với việc tôi quyết định đứng ra thành lập chính phủ. Ngày hôm sau, tôi trở lại phòng họp của Hội đồng Quân lực để xác nhận quyết định này của tôi”.
Và Kỳ về nói với Tuyết Mai: “Phản ứng đầu tiên của vợ tôi là “không được” (không được làm Thủ tướng)”. Lý do? Tướng Kỳ viết: “Vì lúc ấy chúng tôi là cặp vợ chồng mới cưới, chúng tôi không muốn dính líu đến các mưu đồ chính trị. Tuy nhiên, sau khi tôi giải thích cho vợ tôi nghe các sự việc đã xảy ra (về cuộc họp và sự ủng hộ cuồng nhiệt của các tướng lĩnh), vợ tôi đã hiểu và đồng ý với việc tôi quyết định đứng ra thành lập chính phủ. Ngày hôm sau, tôi trở lại phòng họp của Hội đồng Quân lực để xác nhận quyết định này của tôi”.
Dù làm Thủ tướng, nhưng Tướng Nguyễn Cao Kỳ vẫn tiếp tục ở trong căn cứ không quân như cũ, thay vì chuyển đến một khu công thự dành cho mình theo cương vị mới, đó là một nhà lầu ba tầng cách Dinh Độc Lập không xa, khá thuận tiện. Song ông chỉ dùng nơi ấy làm văn phòng, tại đó có sẵn bếp, người phục dịch và phòng ngủ để ông có thể chiêu đãi, hoặc ngủ lại khi công vụ bề bộn.
Tính đến nay, Tướng Kỳ đã có có 3 người vợ, với 6 người con: người vợ đầu là người quốc tịch Pháp, có với ông 5 người con. Khoảng năm 1962, ông đã làm thủ tục ly dị bà vợ này.
Người vợ thứ 2 là bà Đặng Tuyết Mai, ông Kỳ cùng bà Tuyết Mai sinh được duy nhất một người con gái là M.C Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Ngày 29/4/1975, ông Kỳ đào thoát khỏi Sài Gòn trước một ngày giải phóng, tự lái máy bay trực thăng bay ra đáp xuống Hàng không mẫu hạm Midway của Mỹ để di tản. Khi sang Hoa Kỳ một thời gian sau, ông Kỳ và bà Tuyết Mai đã ly dị nhau.
Người vợ thứ 3 tên là Lê Kim, cũng là người vợ cuối cùng sống với ông cho tới khi ông qua đời vào ngày 23/6 vừa qua. Còn bà Tuyết Mai hiện đã trở về Việt Nam làm ăn, sinh sống.
(nguồn :nguoi đưa tin .vn)
Tính đến nay, Tướng Kỳ đã có có 3 người vợ, với 6 người con: người vợ đầu là người quốc tịch Pháp, có với ông 5 người con. Khoảng năm 1962, ông đã làm thủ tục ly dị bà vợ này.
Người vợ thứ 2 là bà Đặng Tuyết Mai, ông Kỳ cùng bà Tuyết Mai sinh được duy nhất một người con gái là M.C Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Ngày 29/4/1975, ông Kỳ đào thoát khỏi Sài Gòn trước một ngày giải phóng, tự lái máy bay trực thăng bay ra đáp xuống Hàng không mẫu hạm Midway của Mỹ để di tản. Khi sang Hoa Kỳ một thời gian sau, ông Kỳ và bà Tuyết Mai đã ly dị nhau.
Người vợ thứ 3 tên là Lê Kim, cũng là người vợ cuối cùng sống với ông cho tới khi ông qua đời vào ngày 23/6 vừa qua. Còn bà Tuyết Mai hiện đã trở về Việt Nam làm ăn, sinh sống.
(nguồn :nguoi đưa tin .vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét