Đỗ Thị Thủy
Sử sách còn ghi, xưa kia Thuận An thuộc trang Trạm Lộ, huyện Gia Định, xứ Kinh Bắc. Đến thời Nguyễn là một thôn có tên là Cựu, tên nôm làng Cũ, thuộc tổng Tam Á, phủ Thuận Thành. Sau Cách mạng tháng Tám, Thuận An là một thôn thuộc xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Ngay từ thời Lê, đất Trạm Lộ đã nổi tiếng là hiếu học khoa bảng của các bậc nho học tài cao đức trọng như: Lưu Thúc Kiệm đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn (1400) triều Hồ Quý Ly. Lưu Thắng Ân là cháu của Trạng nguyên Lưu Thúc Kiệm, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý sửu (1493) đời Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Đô cấp sự trung. Các bậc khoa bảng làng Cựu đã có nhiều công lao với dân với nước. Hiện tại địa phương còn con cháu hậu duệ và gia phả.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nơi đây nổi tiếng là quê hương của “Đề Vang” người anh hùng hào kiệt của dân tộc, kiên cường chống Pháp và đã được sử sách ghi danh. Đề Vang có tên thật là Vương Văn Vang, tự xưng là “Đề đốc họ Vương”, một số tài liệu ghi tên ông là “Đội Văn”. Trong lễ tế cờ ở Văn chỉ xã Tân Dân (Khoái Châu-Hưng Yên), Thủ lĩnh phong trào “Tam tỉnh nghĩa quân” đã phong cho ông là “Đề Đốc”.
Thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, ông trở thành một dũng tướng của nghĩa quân xây dựng căn cứ chống Pháp ở Đình Bảng, núi Nhan Biền, đánh những trận thắng lớn, trong đó có trận ở làng Ngọc Trì (làng Bến-Lương Tài). Đội Văn còn tổ chức đánh trận lớn vào đồn Hồ cướp súng của quân Pháp. Cuối năm 1884, đội quân “Tam tỉnh nghĩa quân” tan giã, nhưng ông vẫn tiếp tục hoạt động chống Pháp ở tỉnh Bắc Ninh. Tháng 7 năm 1887, ông chỉ huy quân tấn công quân Pháp ở Phố Bạc (Mỹ Hào-Hưng Yên). Ngày 17-9-1889 sau 8 tháng trá hàng, ông đã bí mật đem 200 quân vượt sông Cầu lên Yên Thế gia nhập vào đội quân của Đề Nắm (Lương Văn Nắm) tiếp tục đánh Pháp. Đội Văn có mặt trong nghĩa quân Yên Thế đã hoạt động rất mạnh, khiến thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ. Trong một bức thư gửi nhân dân Yên Dũng ngày 25 tháng 8 năm Hàm Nghi 5, ông nêu rõ: “Mục đích chiến đấu là để đánh đuổi giặc Pháp xâm lược, khôi phục lại đất nước, mang lại hoà bình thực sự cho nhân dân”.
Để diệt trừ Đội Văn, quân Pháp đã điều động một lực lượng lớn tràn lên Yên Thế và ngày 31 tháng 10 năm 1889 chúng đã bắt được ông. Mặc dù ông bị thương nặng, thực dân Pháp vẫn nhốt vào cũi, đeo gông cổ, xiềng tay, giải về Hà Nội. Ngày 7 tháng 11 năm 1889, chúng đã xử chém ông cạnh hồ Hoàn Kiếm. Khi ông chết rồi, giặc Pháp vẫn vô cùng hoảng sợ, đem đầu ông bêu ở tỉnh Bắc Ninh, còn xác ném xuống sông Hồng.
Ngọn lửa yêu nước của tiền nhân đã hun đúc trong mỗi con người nơi đây. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, cán bộ và nhân dân xã Trạm Lộ nói chung thôn Thuận An nói riêng, một lòng theo Đảng làm cách mạng kiên cường chống Pháp. Nhiều gia đình đào hầm hào nuôi dấu cán bộ, du kích. Nhân dân vừa tích cực sản xuất vừa tham gia cùng với du kích, bộ đội đánh tan nhiều trận càn quét khốc liệt của quân giặc. Đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu và hy sinh oanh liệt của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với những thành tích trên, xã Trạm Lộ đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha, ngày
(nguồn:báo Bắc Ninh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét