...Chỉ có trời là lớn nhất -Khổng Tử

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Hai Bài Kệ Của Không Lộ Thiền Sư


tác giả Phạm Thảo Nguyên

Thiền sư Không Lộ họ Dương, không rõ tên thực là gì quê ở làng Hải Thanh, Nam Định. Ông cha chuyên nghề chài lưới, đến đời sư mới bỏ nghề ấy đi tu đạo Phật. Theo truyền thuyết ngài giỏi pháp thuật, và có biệt tài về xây dựng. Các tác phẩm của sư để lại cho chúng ta là những chùa chiền xây cất tráng lệ kỳ vĩ, đánh dấu sự thành tựu về nghệ thuật kiến trúc đời Lý. Ta có thể kể những chùa cổ đẹp nhất nước, do sư xây dựng toàn bằng gỗ không một cái đinh, cả nghìn năm nay vẫn còn làm chúng ta ngưỡng mộ như:
Chùa Cổ Lễ cao ngất hoành tráng tại Nam Định và chùa Nghiêm Quang, sau đổi ra là Thần Quang, hay chùa Keo, tại Giao Thuỷ, Nam Định. Chùa Keo đã bị bão tàn phá năm 1611. Vào thế kỷ thứ 17 dân làng Keo di dân tới hai bờ sông Hồng, xây lên hai chùa, một với gác chuông đẹp lạ lùng ở làng Nghĩa Dũng, Vũ Thư, Thái Bình (tả ngạn sông), và một phó bản rất xinh xắn ở làng Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định (hữu ngạn). Hai chùa cùng được gọi là chùa Keo, được xây dựng theo cùng mẫu chùa chính gốc tại Giao Thuỷ.
Sư mất năm 1119, để lại cho chúng ta hai bài kệ bằng chữ Hán là Ngôn Hoài và Ngư Nhàn. Bài thứ nhất có rất nhiều bản dịch của nhiều vị túc nho từ xưa tới nay. Tôi thích nhất bản của thiền sư Nhất Hạnh, với lời bình: “Một thi hứng rất siêu thoát, ít thấy trong thi ca”. Tôi xin chép lại dưới đây bài kệ và bài thơ dịch Ngôn Hoài:

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Những tấm ảnh đoạt giải “Ảnh thiên nhiên hoang dã 2012″ của Anh



Nước Anh vừa công bố các nhiếp ảnh gia đoạt giải “Ảnh thiên nhiên hoang dã 2012″. Đây là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc không chuyên có những tấm hình xuất sắc chụp cảnh động vật hoạt động trong môi trường tự nhiên.
British-Wildlife-Photography-Contest-1-610x406
British-Wildlife-Photography-Contest-2-610x406

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Gây Tranh Cãi Nảy Lửa Vì Bài Trả Lời Phỏng Vấn




 Dù Mộng Cầm từng trả lời phỏng vấn phủ nhận mối tình này nhưng nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là cách nói dối của một người con gái muốn quên quá khứ.
Vì là một mối tình đẹp và nổi tiếng với giai thoại thơ nhạc, nên được báo chí quan tâm khai thác. Vào thời điểm bà Mộng Cầm đã lập gia đình với người khác, gia đình hạnh phúc đề huề, dù người chồng có cao thượng đến mấy thì người vợ cũng phải ý tứ tế, nhị với chuyện tình cũ. Qua hai cuộc phỏng vấn đăng trên báo, đã có một cuộc tranh luận, rằng tình kia là có thật, dù chính người trong trong chuyện tình kia nói không. Xin trích dư luận trái chiều về cuộc tranh luận này.
Ảnh nữ sĩ Mộng Cầm chụp năm 1990

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Những bức ảnh tuyệt đẹp của National Geographic


 Tạp chí uy tín National Geographic Traveler đã chọn ra được 11 bức ảnh thắng giải thưởng thường niên từ hơn 12.000 tác phẩm dự thi của 6.615 tác giả đến từ 152 quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có 1 ảnh từ Việt Nam.

Một cây phong Nhật Bản, tác giả Fred An, một trong 7 tác phẩm đoạt giải khuyến khích.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Lý giải về "tình duyên kiếp trước"


- Một số trai thanh nữ tú muộn tuổi dựng vợ gả chồng, đi xem bói, các thầy phán rằng do duyên âm với người kiếp trước còn nặng. Không ít người phải đi "cắt tiền duyên" để mong xây dựng được gia đình… Dân gian cho đó là "Duyên âm", "tình duyên" từ kiếp trước… Vậy giải thích về điều này như thế nào?


Tiền duyên khác duyên âm

Cắt tiền duyên là để cầu siêu cho linh hồn: Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo hay một người vô thần. Liên hiệp quốc cũng làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân thảm họ quốc tế. Cầu siêu không đòi hỏi nghi thức cầu kỳ, chỉ cần thành tâm và tiến hành trong 49 ngày đầu sau khi chết là  lúc người chết đang ở trong trạng thái bất định, hoang mang, sự cầu nguyện khiến họ được an ủi, linh hồn trở nên sáng suốt hơn, để siêu thoát.
Các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh cho rằng, tiền duyên là những mối nhân duyên của một người trần tục với người ở thế giới khác từ những kiếp trước đây. Nó được chia thành hai loại: Thứ nhất là tình duyên giữa người trần và những người ở thế giới khác từ những kiếp trước còn ảnh hưởng đến bây giờ, thường gọi là tiền duyên. Còn tình duyên hiện tại giữa người trần và những người ở thế giới khác (thường là với các vong hoặc tà) nên có thể gọi là: duyên âm.

Giải thích về vấn đề này, GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, tác giả cuốn sách "khoa học và vấn đề tâm linh" cho rằng, linh hồn tồn tại bất tử sau khi chết. Nhiều nhà nghiên cứu như GS.TS Y khoa, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật và tạo hình nhãn khoa (CHLB Nga), nhà y học L.Putsko (Mát-xcơ-va) nghiên cứu các kiến thức y học Đông Phương và Tây phương kết hợp... đều cho rằng, cấu tạo con người gồm 7 phần: Cơ thể thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình được y học chính thống giảng dạy (năng lượng đặc). Sáu phần còn lại là năng lượng độ đặc khác nhau (vía) là năng lượng không đặc như thể xác. Khi chết chỉ là phần thể xác mất đi. Sáu phần còn lại mãi và giữ được nhân cách của con người - linh hồn.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Độc đáo “Tâm Kinh Mùa Báo hiếu”


 Kính mừng mùa Vu Lan - Báo hiếu Phật lịch 2556, gia đình Nghệ nhân Lê Văn Kinh cùng Ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã tổ chức triển lãm tranh thêu với chủ đề “Tâm Kinh Mùa Báo hiếu”.

 
Cuộc triển lãm từ ngày 28/8 đến 2/9 nhằm giới thiệu 46 bức tranh đặc sắc, được chọn lọc trong hàng trăm bức tranh thêu của Nghệ nhân Lê Văn Kinh.
 
Đặc biệt trong dịp triển lãm này, bản Bát Nhã Tâm Kinh bằng cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ được nghệ nhân kỳ công thực hiện trong vòng 8 năm cũng được đưa ra cho công chúng thưởng thức.
 
Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh được công chúng trong và ngoài nước biết đến không chỉ bởi bàn tay tài hoa qua những bức tranh thêu tinh xảo mà còn bởi những kỷ lục và danh hiệu.
 
Ông được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là nghệ nhân thêu tay bài thơ “Cáo Tật Thị Chúng” của Mãn Giác Thiền Sư, bằng nhiều ngôn ngữ nhất năm 2008, được tôn vinh là một trong năm bậc thầy lão luyện của các nghề truyền thống xứ Huế (thêu, đúc đồng, chạm khắc gỗ, âm nhạc truyền thống, diều), được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” và được các chuyên gia Unesco gọi là “Báu vật nhân văn sống”.
Nghệ nhân Lê Văn Kinh, người được Unesco gọi là “Báu vật nhân văn sống”
Nghệ nhân Lê Văn Kinh, người được Unesco gọi là “Báu vật nhân văn sống”